Ngày 24/10, tại Quảng Trị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế phối hợp tổ chức hội nghị nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và chuyên trách về công tác y tế trường học.
Trong môi trường giáo dục, sự tác động của các cán bộ, giáo viên có tác dụng rất lớn trong việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe thông qua hướng dẫn, định hướng nhận thức và hành động của học sinh, sinh viên, qua đó giúp các em có được kiến thức, kỹ năng và thái độ đúng, tích cực trong việc tự chăm sóc bản thân và cộng đồng.
Nhiệm vụ giáo dục sức khỏe luôn được đặt lên hàng đầu, được xem là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của ngành giáo dục. Tuy nhiên hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên còn gặp nhiều khó khăn, bất cập khi công tác y tế trường học ở nhiều nơi chưa được thực hiện đúng mức. Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, y tế còn thiếu, nhất là ở những vùng kinh tế khó khăn. Hiện nay, chỉ có 49,9% số phòng học đảm bảo yêu cầu về diện tích; 93,5% tỷ lệ đảm bảo các loại thuốc thiết yếu; 43,4% số phòng đạt trang thiết bị y tế sơ cứu.
Tổng số trường đạt tiêu chuẩn về vệ sinh trường học chỉ chiếm 60%; trong đó nhà tiêu đạt vệ sinh 68,1%, bếp ăn tập thể đảm bảo vệ sinh đạt 66,4%. Đội ngũ cán bộ y tế trường học còn thiếu nhiều và bất cập về chất lượng cũng như chế độ đãi ngộ khi hiện nay mới chỉ có 55,2% số trường có cán bộ y tế trường học. Từ đó, tình trạng sức khỏe của học sinh có nguy cơ ít được cải thiện so với các nước trong khu vực khi tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ vẫn chiếm tỷ lệ cao là 26,7%, thấp còi 22,3%...
Để góp phần khắc phục những khó khăn đó, nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý và chuyên trách về công tác y tế trường học, hội nghị đã tập trung thảo luận về các nội dung chính như những vấn đề bức thiết trong công tác y tế trường học hiện nay; công tác đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường; bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong giai đoạn hiện nay; chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh, sinh viên; công tác thanh, thiếu niên chữ thập đỏ; giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh; hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá; truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong trường học; đảo bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học; nhận biết một số dịch bệnh thường gặp ở lứa tuổi học sinh, sinh viên; thực trạng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; chăm sóc mắt cho học sinh, sinh viên trong trường học…
Để khắc phục những tồn tại và hạn chế trong tương lai, cần phải tích cực tăng cường hơn nữa các biện pháp chăm lo sức khỏe cho học sinh, sinh viên; đề xuất thêm những giải pháp tăng cường công tác y tế trường học với các nhóm giải pháp về chính sách, nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, xã hội hóa công tác y tế trường học…
Bên cạnh đó, cần chú trọng đến các công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh về giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đồng thời thực hiện các phương pháp giáo dục những kỹ năng sống, sức khỏe vị thành niên để tư vấn sức khỏe cho học sinh, sinh viên./.
Trong môi trường giáo dục, sự tác động của các cán bộ, giáo viên có tác dụng rất lớn trong việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe thông qua hướng dẫn, định hướng nhận thức và hành động của học sinh, sinh viên, qua đó giúp các em có được kiến thức, kỹ năng và thái độ đúng, tích cực trong việc tự chăm sóc bản thân và cộng đồng.
Nhiệm vụ giáo dục sức khỏe luôn được đặt lên hàng đầu, được xem là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của ngành giáo dục. Tuy nhiên hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên còn gặp nhiều khó khăn, bất cập khi công tác y tế trường học ở nhiều nơi chưa được thực hiện đúng mức. Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, y tế còn thiếu, nhất là ở những vùng kinh tế khó khăn. Hiện nay, chỉ có 49,9% số phòng học đảm bảo yêu cầu về diện tích; 93,5% tỷ lệ đảm bảo các loại thuốc thiết yếu; 43,4% số phòng đạt trang thiết bị y tế sơ cứu.
Tổng số trường đạt tiêu chuẩn về vệ sinh trường học chỉ chiếm 60%; trong đó nhà tiêu đạt vệ sinh 68,1%, bếp ăn tập thể đảm bảo vệ sinh đạt 66,4%. Đội ngũ cán bộ y tế trường học còn thiếu nhiều và bất cập về chất lượng cũng như chế độ đãi ngộ khi hiện nay mới chỉ có 55,2% số trường có cán bộ y tế trường học. Từ đó, tình trạng sức khỏe của học sinh có nguy cơ ít được cải thiện so với các nước trong khu vực khi tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ vẫn chiếm tỷ lệ cao là 26,7%, thấp còi 22,3%...
Để góp phần khắc phục những khó khăn đó, nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý và chuyên trách về công tác y tế trường học, hội nghị đã tập trung thảo luận về các nội dung chính như những vấn đề bức thiết trong công tác y tế trường học hiện nay; công tác đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường; bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong giai đoạn hiện nay; chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh, sinh viên; công tác thanh, thiếu niên chữ thập đỏ; giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh; hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá; truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong trường học; đảo bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học; nhận biết một số dịch bệnh thường gặp ở lứa tuổi học sinh, sinh viên; thực trạng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; chăm sóc mắt cho học sinh, sinh viên trong trường học…
Để khắc phục những tồn tại và hạn chế trong tương lai, cần phải tích cực tăng cường hơn nữa các biện pháp chăm lo sức khỏe cho học sinh, sinh viên; đề xuất thêm những giải pháp tăng cường công tác y tế trường học với các nhóm giải pháp về chính sách, nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, xã hội hóa công tác y tế trường học…
Bên cạnh đó, cần chú trọng đến các công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh về giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đồng thời thực hiện các phương pháp giáo dục những kỹ năng sống, sức khỏe vị thành niên để tư vấn sức khỏe cho học sinh, sinh viên./.
Thanh Thủy (TTXVN)