Từ đầu năm 2011 đến nay, tỉnh Cà Mau đã đề xuất, ban hành nhiều giải pháp nhằm phát triển, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi, trong đó đặc biệt chú ý đến mô hình nuôi tôm công nghiệp.
Chi cục nuôi trồng thủy sản Cà Mau đề ra các biện pháp về công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, vùng nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi tôm sinh thái, quy hoạch nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường.
Trong đó tỉnh chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm, nhất là hệ thống thủy lợi, điện cho các vùng nuôi tôm công nghiệp; đẩy mạnh chính sách về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quản lý và chăm sóc tôm nuôi; xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm để trình diễn, nhân rộng các mô hình nuôi tôm có hiệu quả.
Phát triển quy trình nuôi tôm sạch, khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống để nâng cao sản lượng tôm nuôi; xây dựng và áp dụng lịch mùa vụ một cách triệt để nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại do diễn biến bất thường của thời tiết.
Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc đẩy mạnh các giải pháp phát triển nuôi tôm công nghiệp nhấn mạnh đến công tác tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật nuôi, sản xuất tôm giống theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả tôm nuôi.
Công tác quản lý chất lượng giống thủy sản được đẩy mạnh, chống bơm chích tạp chất vào tôm, không sử dụng chất bị cấm trong nuôi trồng và bảo quản tôm nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu tôm sạch của người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu.
Tăng cường quản lý môi trường nuôi tôm, kịp thời phát hiện và xử lý có hiệu quả các ổ dịch mới phát sinh, tránh lây lan ra diện rộng.
Trung tâm xúc tiến thương mại-du lịch và đầu tư tỉnh phối hợp với Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Cà Mau, Hội thủy sản Cà Mau tích cực vận động các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tham gia liên doanh, liên kết phát triển nuôi tôm công nghiệp.
Liên minh hợp tác xã tích cực hướng dẫn, hỗ trợ thành lập các trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi tôm công nghiệp và sản xuất kinh doanh tôm giống tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình nuôi trồng, chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh.
Công an tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp đảm bảo an ninh nông thôn, quan tâm chỉ đạo việc phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng trộm cắp tôm nuôi, thuốc cá, thuốc tôm để cơ sở, hộ gia đình yên tâm đầu tư vốn, diện tích, khoa học kĩ thuật vào việc nuôi tôm.
Cà Mau hiện có 296.300ha nuôi trồng thủy sản, riêng diện tích nuôi tôm có hơn 266.000ha, trong đó trên 2.100ha nuôi tôm công nghiệp.
Các biện pháp đồng bộ phát triển, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi của Cà Mau sẽ phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho người nuôi tôm phát triển kinh tế, sản lượng tôm nuôi đạt 115.500 tấn trong kế hoạch năm 2011./.
Chi cục nuôi trồng thủy sản Cà Mau đề ra các biện pháp về công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, vùng nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi tôm sinh thái, quy hoạch nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường.
Trong đó tỉnh chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm, nhất là hệ thống thủy lợi, điện cho các vùng nuôi tôm công nghiệp; đẩy mạnh chính sách về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quản lý và chăm sóc tôm nuôi; xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm để trình diễn, nhân rộng các mô hình nuôi tôm có hiệu quả.
Phát triển quy trình nuôi tôm sạch, khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống để nâng cao sản lượng tôm nuôi; xây dựng và áp dụng lịch mùa vụ một cách triệt để nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại do diễn biến bất thường của thời tiết.
Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc đẩy mạnh các giải pháp phát triển nuôi tôm công nghiệp nhấn mạnh đến công tác tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật nuôi, sản xuất tôm giống theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả tôm nuôi.
Công tác quản lý chất lượng giống thủy sản được đẩy mạnh, chống bơm chích tạp chất vào tôm, không sử dụng chất bị cấm trong nuôi trồng và bảo quản tôm nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu tôm sạch của người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu.
Tăng cường quản lý môi trường nuôi tôm, kịp thời phát hiện và xử lý có hiệu quả các ổ dịch mới phát sinh, tránh lây lan ra diện rộng.
Trung tâm xúc tiến thương mại-du lịch và đầu tư tỉnh phối hợp với Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Cà Mau, Hội thủy sản Cà Mau tích cực vận động các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tham gia liên doanh, liên kết phát triển nuôi tôm công nghiệp.
Liên minh hợp tác xã tích cực hướng dẫn, hỗ trợ thành lập các trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi tôm công nghiệp và sản xuất kinh doanh tôm giống tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình nuôi trồng, chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh.
Công an tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp đảm bảo an ninh nông thôn, quan tâm chỉ đạo việc phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng trộm cắp tôm nuôi, thuốc cá, thuốc tôm để cơ sở, hộ gia đình yên tâm đầu tư vốn, diện tích, khoa học kĩ thuật vào việc nuôi tôm.
Cà Mau hiện có 296.300ha nuôi trồng thủy sản, riêng diện tích nuôi tôm có hơn 266.000ha, trong đó trên 2.100ha nuôi tôm công nghiệp.
Các biện pháp đồng bộ phát triển, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi của Cà Mau sẽ phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho người nuôi tôm phát triển kinh tế, sản lượng tôm nuôi đạt 115.500 tấn trong kế hoạch năm 2011./.
Nguyễn Xuân Dự (TTXVN/Vietnam+)