Ngày 12/12, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị “Khoa học quốc gia về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam” lần thứ nhất.
Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở các trường đại học, cao đẳng, phổ thông và các viện nghiên cứu để từ đó, định hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và giảng dạy môn Sinh học ở các cấp học, góp phần vào sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
Tại hội nghị, các nhà khoa học tập trung thảo luận ba chuyên đề: công nghệ sinh học và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ đời sống và phát triển xã hội; nghiên cứu khoa học, giảng dạy Sinh học; và đào tạo giáo viên giảng dạy sinh học ở Việt Nam không ngừng được đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy sinh học đang đứng trước nhiều thách thức và cũng là những cơ hội mới đòi hỏi các nhà sinh học phải đổi mới nhiều hơn nữa, tìm các hướng nghiên cứu mới nhằm gắn kết được nghiên cứu khoa học cơ bản với khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên.
Một số đại biểu đề xuất các chương trình đào tạo cần gắn chặt hơn với thực tiễn phát triển của đất nước, có thể thêm vào môn học như “Sinh học và thực tiễn phát triển của Việt Nam” để sinh viên có thể thấy được nhu cầu thực tiễn hiện nay đối với Sinh học về mặt cơ bản cũng như ứng dụng; lồng ghép các vấn đề thực tiễn hoặc tăng cường liên hệ, phân tích thực tiễn… Ngoài ra, cũng cần ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy trẻ.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết hiện nay, đa dạng sinh học đang bị suy thoái một cách báo động trên phạm vi toàn cầu và được xem là một trong hai vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, thách thức lớn nhất cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, nghiên cứu và giáo dục về sinh học đa dạng sinh học có ý nghĩa ngày càng lớn, không chỉ theo nghĩa bảo tồn tài nguyên, mà còn trong ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nhân loại trong thế kỷ 21.
Trên cơ sở những báo cáo đã trình bày tại hội nghị, Hội đồng khoa học và đào tạo Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức biên tập cuốn sách “Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam” của hội nghị khoa học quốc tế lần thứ nhất.
Nội dung cuốn sách bao gồm 110 bài báo khoa học được lực chọn biên tâp và chia thành ba chuyên đề: công nghệ sinh học và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ đời sống và phát triển xã hội; nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học; nghiên cứu khoa học giáo dục về giảng dạy sinh học ở các trường đại học và phổ thông./.
Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở các trường đại học, cao đẳng, phổ thông và các viện nghiên cứu để từ đó, định hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và giảng dạy môn Sinh học ở các cấp học, góp phần vào sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
Tại hội nghị, các nhà khoa học tập trung thảo luận ba chuyên đề: công nghệ sinh học và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ đời sống và phát triển xã hội; nghiên cứu khoa học, giảng dạy Sinh học; và đào tạo giáo viên giảng dạy sinh học ở Việt Nam không ngừng được đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy sinh học đang đứng trước nhiều thách thức và cũng là những cơ hội mới đòi hỏi các nhà sinh học phải đổi mới nhiều hơn nữa, tìm các hướng nghiên cứu mới nhằm gắn kết được nghiên cứu khoa học cơ bản với khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên.
Một số đại biểu đề xuất các chương trình đào tạo cần gắn chặt hơn với thực tiễn phát triển của đất nước, có thể thêm vào môn học như “Sinh học và thực tiễn phát triển của Việt Nam” để sinh viên có thể thấy được nhu cầu thực tiễn hiện nay đối với Sinh học về mặt cơ bản cũng như ứng dụng; lồng ghép các vấn đề thực tiễn hoặc tăng cường liên hệ, phân tích thực tiễn… Ngoài ra, cũng cần ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy trẻ.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết hiện nay, đa dạng sinh học đang bị suy thoái một cách báo động trên phạm vi toàn cầu và được xem là một trong hai vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, thách thức lớn nhất cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, nghiên cứu và giáo dục về sinh học đa dạng sinh học có ý nghĩa ngày càng lớn, không chỉ theo nghĩa bảo tồn tài nguyên, mà còn trong ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nhân loại trong thế kỷ 21.
Trên cơ sở những báo cáo đã trình bày tại hội nghị, Hội đồng khoa học và đào tạo Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức biên tập cuốn sách “Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam” của hội nghị khoa học quốc tế lần thứ nhất.
Nội dung cuốn sách bao gồm 110 bài báo khoa học được lực chọn biên tâp và chia thành ba chuyên đề: công nghệ sinh học và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ đời sống và phát triển xã hội; nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học; nghiên cứu khoa học giáo dục về giảng dạy sinh học ở các trường đại học và phổ thông./.
Ngọc Anh (TTXVN)