Ngày 3/8, Viện tâm lý và giáo dục pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo “Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và vấn đề người tiêu dùng quan tâm hiện nay”.
Vài năm trở lại đây, tình hình ngộ độc thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng giảm.
Theo đó năm 2010 xảy ra 13 vụ, năm 2011 là 8 vụ và những tháng đầu năm 2012 có 3 vụ, cho thấy công tác quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm đã đạt được hiệu quả cả về chiều sâu và chiều rộng.
Bên cạnh đó, người dân cũng dần tự nâng cao ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nên đã hình thành thói quen mua sắm và tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ tại các cửa hàng, siêu thị, đơn vị kinh doanh… có thương hiệu uy tín.
Tuy nhiên theo đánh giá của một số cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố, mặc dù đã có quy định về điều hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm, quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm nhưng việc tuân thủ các quy định này còn chưa nghiêm túc; ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng chưa cao.
Ngoài ra, hệ thống pháp lý còn hạn chế các quy định cụ thể về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc khắc phục, xử lý hậu quả ngộ độc thực phẩm tập thể và truy cứu trách nhiệm đối với các đối tượng gây ra ngộ độc thực phẩm.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Phó Chi cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết nhằm tăng cường quản lý trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, thành phố đang thực hiện dự án đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm giai đoạn 2012-2015 và đề án quản lý thực phẩm theo chuỗi an toàn.
Thành phố cũng triển khai các chương trình cụ thể như truyền thông rộng rãi đến cộng đồng, nâng cao ý thức của người dân; tổ chức tiếp xúc với các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng để có những giải pháp hữu hiệu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đưa ra những quy định thiết thực, nâng cao năng lực quản lý./.
Vài năm trở lại đây, tình hình ngộ độc thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng giảm.
Theo đó năm 2010 xảy ra 13 vụ, năm 2011 là 8 vụ và những tháng đầu năm 2012 có 3 vụ, cho thấy công tác quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm đã đạt được hiệu quả cả về chiều sâu và chiều rộng.
Bên cạnh đó, người dân cũng dần tự nâng cao ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nên đã hình thành thói quen mua sắm và tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ tại các cửa hàng, siêu thị, đơn vị kinh doanh… có thương hiệu uy tín.
Tuy nhiên theo đánh giá của một số cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố, mặc dù đã có quy định về điều hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm, quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm nhưng việc tuân thủ các quy định này còn chưa nghiêm túc; ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng chưa cao.
Ngoài ra, hệ thống pháp lý còn hạn chế các quy định cụ thể về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc khắc phục, xử lý hậu quả ngộ độc thực phẩm tập thể và truy cứu trách nhiệm đối với các đối tượng gây ra ngộ độc thực phẩm.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Phó Chi cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết nhằm tăng cường quản lý trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, thành phố đang thực hiện dự án đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm giai đoạn 2012-2015 và đề án quản lý thực phẩm theo chuỗi an toàn.
Thành phố cũng triển khai các chương trình cụ thể như truyền thông rộng rãi đến cộng đồng, nâng cao ý thức của người dân; tổ chức tiếp xúc với các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng để có những giải pháp hữu hiệu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đưa ra những quy định thiết thực, nâng cao năng lực quản lý./.
Mỹ Phương (TTXVN)