Nằm trong chương trình Năm Du lịch quốc gia 2010 tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Hà Nội vừa tổ chức đoàn khảo sát một số tuyến điểm trong lộ trình tour sông Hồng, nhằm nâng cấp phát triển thành tour đặc trưng của Hà Nội.
Vẫn khai thác tuyến điểm đã có
Tuyến được khảo sát dọc sông Hồng gồm đền Dầm, đền Đại Lộ (hai ngôi đền thờ Mẫu thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội), đền Đa Hòa (ngôi đền Tình Yêu thờ Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân), làng nghề Bát Tràng.
Theo giới thiệu của Xí nghiệp đầu tư phát triển du lịch sông Hồng (Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long), tuyến du lịch sông Hồng bắt đầu khai thác từ năm 1996. Hiện xí nghiệp vẫn là đơn vị duy nhất khai thác tuyến du lịch sông Hồng với đội tàu thủy gồm 3 chiếc tàu Thăng Long 18 (150 khách), tàu Thăng Long 333 (60 khách), tàu Sông Hồng 5 (40 khách).
Ngoài chương trình thuần túy bằng tàu thủy với tuyến đền Dầm, đền Đại Lộ-đền Đa Hòa-làng nghề Bát Tràng, các chương trình khác được kết hợp giữa tàu thủy và ôtô, xe đạp tới các di tích, danh thắng, làng nghề tiêu biểu nằm trên địa bàn Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp lữ hành, tuyến du lịch sông Hồng này đang chủ yếu khai thác dòng khách nội địa, kết hợp giữa du lịch sinh thái và du lịch tâm linh. Tour du lịch này hiện vẫn khai thác các điểm du lịch cũ, chưa có sự đầu tư tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, nên khó thu hút khách đi lại lần thứ hai.
Bà Linh Chi, Phó Giám đốc Công ty Sắc màu Việt cho biết, về cơ sở hạ tầng điểm đến, chỉ có bến đền Đa Hòa là được đầu tư bài bản giúp cho việc lên xuống tàu được thuận tiện. Còn bến đền Dầm, đền Đại Lộ vẫn là thềm đất nên khó đi, khó đảm bảo an toàn vào mùa lũ, nhất là khi khách là người già trẻ nhỏ đi lại.
Về cơ sở hạ tầng tàu thuyền có thể thỏa mãn nhu cầu của khách nội địa nhưng đón khách quốc tế cần đầu tư nâng cấp hiện đại và giảm tiếng ồn của động cơ. Ngoài ra phải chú ý vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn cho khách.
Anh Phạm Hoàng Tuấn, Trưởng phòng Xúc tiến du lịch của Vietnamtourist tại Hà Nội cho rằng, dọc sông Hồng có nhiều điểm di tích cần bổ sung để làm phong phú chương trình.
Với tiềm năng hiện có, du lịch tuyến sông Hồng hoàn toàn có thể trở thành điểm hút khách, vấn đề là cần mở rộng các điểm đến, tạo sản phẩm đặc trưng để thu hút từng đối tượng khách. Công ty Vietnamtourist tại Hà Nội sẵn sàng hợp tác để khảo sát chuyên đề mở những điểm mới hấp dẫn với đối tượng khách ngoại quốc.
Cần có cơ chế phối hợp giữa lữ hành và đơn vị khai thác
Theo nhận định của giới lữ hành, Hà Nội nên tập trung xây dựng một số tuyến tour đặc trưng của Hà Nội để quảng bá; trong đó tour du lịch trên sông Hồng có ưu thế lớn.
Ông Nguyễn Chí Thành, Phó Giám đốc Xí nghiệp Đầu tư phát triển du lịch sông Hồng bày tỏ: “Năm 2009, chúng tôi phục vụ hơn 12.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế chỉ chiếm 5%. Thời điểm cao điểm nhất của chúng tôi là những tháng sau Tết âm lịch bởi nhiều người muốn đi tuyến du lịch với mục đích tâm linh. Cao điểm nhất là tháng 3 với trên 3.000 khách, tàu luôn đặt kín lịch đi.
Trong khi đó, mấy tháng hè lại thấp điểm, nhất là tháng 7 vì lúc đó người dân có nhu cầu đi nghỉ biển nhiều. Xí nghiệp đang tìm cách để nâng cấp bến bãi và đội tàu. Với khẩu hiệu “Sông Hồng là của chúng ta”, chúng tôi mong có các đơn vị khác cùng đầu tư khai thác tuyến du lịch này.”
Bà Linh Chi cho rằng, để thu hút nhiều hơn nữa khách quốc tế và khách có khả năng chi trả cao, tuyến du lịch này cần có một số tàu chất lượng cao, ví dụ như tàu gỗ hoặc tàu hình rồng, kết hợp làm du thuyền với nhà hàng nổi. Bên cạnh đó, tùy nhu cầu từng đối tượng khách, chương trình tham quan nên thu ngắn và khách có thể sử dụng phương tiện khác để đi du lịch theo chương trình do công ty lữ hành sắp đặt. Tàu có thể quay vòng nhiều chuyến trong ngày.
Ông Nguyễn Chí Thành cho biết, xí nghiệp đang tiến hành lịch chạy tàu cố định vào ngày cuối tuần. Ít khách cũng chạy và rất muốn liên kết hợp tác với các hãng lữ hành để khai thác được nhiều khách, tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội để quảng bá, nhất là dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội khẳng định: “Mục tiêu của chúng tôi là nâng cấp tuyến du lịch hiện có để phục vụ du khách tốt hơn trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội và Năm Du lịch Quốc gia 2010 tại Hà Nội. Sau chuyến khảo sát này chúng tôi sẽ có văn bản gửi các địa phương, Ban quản lý di tích các nơi làm tốt hơn công tác đảm bảo trật tự, vệ sinh môi trường, đầu tư hạ tầng cơ sở, xây dựng bản sắc văn hóa đón khách.
Tới đây, Sở sẽ tổ chức khảo sát tuyến du lịch này một cách kỹ lưỡng hơn để đưa vào quy hoạch phát triển du lịch của thành phố, đồng thời tạo ra sản phẩm tour du lịch cao cấp trên tuyến sông Hồng này."
Hiện cảng Du lịch Bát Tràng (Gia Lâm) với mức đầu tư hơn 29 tỷ đồng nằm trong các hạng mục đầu tư hạ tầng du lịch năm 2010 đang gấp rút hoàn thành và có thể đón tàu 150 chỗ cập bến. Dự án hoàn thành sẽ giúp thông thương hàng hóa và đón khách đến làng nghề Bát Tràng nhiều hơn.
Sau khi có dự án quy hoạch phát triển tuyến du lịch này, hệ thống hạ tầng sẽ được quan tâm đầu tư nâng cấp để xứng tầm là tuyến du lịch điểm của thành phố Hà Nội./.
Vẫn khai thác tuyến điểm đã có
Tuyến được khảo sát dọc sông Hồng gồm đền Dầm, đền Đại Lộ (hai ngôi đền thờ Mẫu thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội), đền Đa Hòa (ngôi đền Tình Yêu thờ Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân), làng nghề Bát Tràng.
Theo giới thiệu của Xí nghiệp đầu tư phát triển du lịch sông Hồng (Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long), tuyến du lịch sông Hồng bắt đầu khai thác từ năm 1996. Hiện xí nghiệp vẫn là đơn vị duy nhất khai thác tuyến du lịch sông Hồng với đội tàu thủy gồm 3 chiếc tàu Thăng Long 18 (150 khách), tàu Thăng Long 333 (60 khách), tàu Sông Hồng 5 (40 khách).
Ngoài chương trình thuần túy bằng tàu thủy với tuyến đền Dầm, đền Đại Lộ-đền Đa Hòa-làng nghề Bát Tràng, các chương trình khác được kết hợp giữa tàu thủy và ôtô, xe đạp tới các di tích, danh thắng, làng nghề tiêu biểu nằm trên địa bàn Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp lữ hành, tuyến du lịch sông Hồng này đang chủ yếu khai thác dòng khách nội địa, kết hợp giữa du lịch sinh thái và du lịch tâm linh. Tour du lịch này hiện vẫn khai thác các điểm du lịch cũ, chưa có sự đầu tư tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, nên khó thu hút khách đi lại lần thứ hai.
Bà Linh Chi, Phó Giám đốc Công ty Sắc màu Việt cho biết, về cơ sở hạ tầng điểm đến, chỉ có bến đền Đa Hòa là được đầu tư bài bản giúp cho việc lên xuống tàu được thuận tiện. Còn bến đền Dầm, đền Đại Lộ vẫn là thềm đất nên khó đi, khó đảm bảo an toàn vào mùa lũ, nhất là khi khách là người già trẻ nhỏ đi lại.
Về cơ sở hạ tầng tàu thuyền có thể thỏa mãn nhu cầu của khách nội địa nhưng đón khách quốc tế cần đầu tư nâng cấp hiện đại và giảm tiếng ồn của động cơ. Ngoài ra phải chú ý vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn cho khách.
Anh Phạm Hoàng Tuấn, Trưởng phòng Xúc tiến du lịch của Vietnamtourist tại Hà Nội cho rằng, dọc sông Hồng có nhiều điểm di tích cần bổ sung để làm phong phú chương trình.
Với tiềm năng hiện có, du lịch tuyến sông Hồng hoàn toàn có thể trở thành điểm hút khách, vấn đề là cần mở rộng các điểm đến, tạo sản phẩm đặc trưng để thu hút từng đối tượng khách. Công ty Vietnamtourist tại Hà Nội sẵn sàng hợp tác để khảo sát chuyên đề mở những điểm mới hấp dẫn với đối tượng khách ngoại quốc.
Cần có cơ chế phối hợp giữa lữ hành và đơn vị khai thác
Theo nhận định của giới lữ hành, Hà Nội nên tập trung xây dựng một số tuyến tour đặc trưng của Hà Nội để quảng bá; trong đó tour du lịch trên sông Hồng có ưu thế lớn.
Ông Nguyễn Chí Thành, Phó Giám đốc Xí nghiệp Đầu tư phát triển du lịch sông Hồng bày tỏ: “Năm 2009, chúng tôi phục vụ hơn 12.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế chỉ chiếm 5%. Thời điểm cao điểm nhất của chúng tôi là những tháng sau Tết âm lịch bởi nhiều người muốn đi tuyến du lịch với mục đích tâm linh. Cao điểm nhất là tháng 3 với trên 3.000 khách, tàu luôn đặt kín lịch đi.
Trong khi đó, mấy tháng hè lại thấp điểm, nhất là tháng 7 vì lúc đó người dân có nhu cầu đi nghỉ biển nhiều. Xí nghiệp đang tìm cách để nâng cấp bến bãi và đội tàu. Với khẩu hiệu “Sông Hồng là của chúng ta”, chúng tôi mong có các đơn vị khác cùng đầu tư khai thác tuyến du lịch này.”
Bà Linh Chi cho rằng, để thu hút nhiều hơn nữa khách quốc tế và khách có khả năng chi trả cao, tuyến du lịch này cần có một số tàu chất lượng cao, ví dụ như tàu gỗ hoặc tàu hình rồng, kết hợp làm du thuyền với nhà hàng nổi. Bên cạnh đó, tùy nhu cầu từng đối tượng khách, chương trình tham quan nên thu ngắn và khách có thể sử dụng phương tiện khác để đi du lịch theo chương trình do công ty lữ hành sắp đặt. Tàu có thể quay vòng nhiều chuyến trong ngày.
Ông Nguyễn Chí Thành cho biết, xí nghiệp đang tiến hành lịch chạy tàu cố định vào ngày cuối tuần. Ít khách cũng chạy và rất muốn liên kết hợp tác với các hãng lữ hành để khai thác được nhiều khách, tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội để quảng bá, nhất là dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội khẳng định: “Mục tiêu của chúng tôi là nâng cấp tuyến du lịch hiện có để phục vụ du khách tốt hơn trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội và Năm Du lịch Quốc gia 2010 tại Hà Nội. Sau chuyến khảo sát này chúng tôi sẽ có văn bản gửi các địa phương, Ban quản lý di tích các nơi làm tốt hơn công tác đảm bảo trật tự, vệ sinh môi trường, đầu tư hạ tầng cơ sở, xây dựng bản sắc văn hóa đón khách.
Tới đây, Sở sẽ tổ chức khảo sát tuyến du lịch này một cách kỹ lưỡng hơn để đưa vào quy hoạch phát triển du lịch của thành phố, đồng thời tạo ra sản phẩm tour du lịch cao cấp trên tuyến sông Hồng này."
Hiện cảng Du lịch Bát Tràng (Gia Lâm) với mức đầu tư hơn 29 tỷ đồng nằm trong các hạng mục đầu tư hạ tầng du lịch năm 2010 đang gấp rút hoàn thành và có thể đón tàu 150 chỗ cập bến. Dự án hoàn thành sẽ giúp thông thương hàng hóa và đón khách đến làng nghề Bát Tràng nhiều hơn.
Sau khi có dự án quy hoạch phát triển tuyến du lịch này, hệ thống hạ tầng sẽ được quan tâm đầu tư nâng cấp để xứng tầm là tuyến du lịch điểm của thành phố Hà Nội./.
Xuân Cường (Báo Tin tức/Vietnam+)