Với cam kết cải thiện tình trạng nền kinh tế thế giới trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bước sang năm thứ sáu, Hội nghị thường niên lần thứ 43 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) diễn ra từ ngày 23-27/1.
Hội nghị có sự tham gia của khoảng 2.600 quan chức chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp lớn nhất thế giới, các nhà sáng tạo công nghệ, các doanh nhân xã hội và các công ty truyền thông.
Hội nghị sẽ tập trung thảo luận nhiều Báo cáo Tủi ro toàn cầu 2013 - tổng hợp ý kiến từ cuộc thăm dò thường niên hồi tháng 9/2012 của hơn 1.000 chuyên gia và các nhà lãnh đạo ngành - đưa ra viễn cảnh khá bi quan về những rủi ro toàn cầu từ năm lĩnh vực bao gồm kinh tế, môi trường, địa chính trị, xã hội và công nghệ.
Thế giới ngày nay phải đối mặt với nhiều rủi ro khi cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn tiếp diễn, khiến cho vấn đề biến đổi khí hậu ít được quan tâm hơn cho dù đang trong thời điểm mà các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng xuất hiện nhiều.
Ngoài ra, các đại biểu cũng trao đổi các ý kiến xung quanh Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu và Báo cáo Khoảng cách Giới tính toàn cầu, đồng thời thảo luận các vấn đề về tăng trưởng kinh tế, các hệ thống tài chính, sức khỏe cho mọi người và phát triển xã hội.
Có chủ đề "Năng động để thích ứng," WEF diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới trong năm qua có khá nhiều biến động.
Về mặt kinh tế, khủng hoảng và bế tắc tiếp tục bao trùm khi cuộc khủng hoảng tại Eurozone chưa có nhiều dấu hiệu khả quan, các cuộc tranh luận tại vòng đàm phán Doha về tự do thương mại vẫn trong tình trạng bế tắc; Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G20 chẳng đạt được tiến bộ đáng kể nào so với các hội nghị trước đó.
Mặc dù các vấn đề nợ của châu Âu vẫn chưa được giải quyết, song chủ đề mức trần nợ công của Mỹ sẽ bao trùm WEF 2013, thậm chí còn hơn cả chủ đề cuộc khủng hoảng Eurozone.
Trong cuộc họp báo giới thiệu chương trình WEF ngày 16/1, ông Klaus Schwab, người khởi xướng ra WEF, đã thốt lên: “Chúng ta sẽ không thể hợp tác được với nhau để giải quyết các vấn đề toàn cầu nếu ai cũng chỉ muốn tìm cách tối đa hóa lợi ích của chính họ." Vì vậy, để khởi động lại cỗ máy trì trệ thời gian qua, khôi phục lại niềm tin vào giới lãnh đạo, niềm tin vào tương lai, ông Klaus Schwab đã lấy chủ đề “Năng động để thích ứng” với hy vọng Diễn đàn có thể tìm được tiếng nói chung, sự hợp tác giữa các quốc gia có trách nhiệm nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Khẩu hiệu "Năng động để thích ứng" tại Davos năm nay cũng hàm ý những thách thức đối với giới lãnh đạo trong giai đoạn tình trạng yếu kém kéo dài của nền kinh tế thế giới.
Nhà sáng lập WEF Klaus Schwab nhận xét rằng, mức tăng trưởng tương lai trong môi trường mới hiện nay đòi hỏi phải có sự năng động - cả về lý thuyết lẫn hành động đều phải rõ nét hơn. Còn thích ứng chính là khả năng thích nghi với môi trường thay đổi, chịu được các cú sốc đột ngột và hồi phục dần trong khi vẫn đảm bảo các mục tiêu chính yếu.
Một số chủ đề khác cũng đáng để lưu tâm tại hội nghị lần này là sự khôi phục kinh tế Nhật Bản, đang bị đe dọa bởi tình trạng già hóa dân số với sự tham gia của Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Nhật Bản, Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Khôi phục kinh tế và Chính sách tài chính Akira Amari.
Đối với các nước châu Phi, một phiên họp với sự hiện diện của Tổng thống Nigeria Goodluck Ebele Jonatham, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma cũng sẽ diễn ra nhằm bàn về các biện pháp giảm thiểu những nguy hiểm đối với các nhà đầu tư, đánh giá về thành quả của sáng kiến "Tăng trưởng châu Phi," được đưa ra năm 2011 với mục đích đảm bảo một cách bền vững, an ninh lương thực tại lục địa đen.
[Chuyện hậu trường Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos]
Ngoài ra, Thủ tướng Etihopia - Hainemariam Desalegn cũng sẽ đề cập đến những khả năng hình thành một châu Phi thống nhất trong khi bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ trong việc ra quyết định về kinh tế, một chủ đề đã được bàn luận rất nhiều trong năm vừa qua cũng sẽ được nối lại tại hội nghị lần này.
Hội nghị thường niên của WEF không phải là nơi có thể đưa ra những quyết định cụ thể nào mà các bên tham gia chỉ đưa ra những ý tưởng để trao đổi và những chủ đề để nghiên cứu. Tuy vậy, đây là cơ chế cho phép các bên tham gia trao đổi và đề xuất các giải pháp cho nhiều vấn đề kinh tế quốc tế, tách biệt hoàn toàn với những áp lực chính trị.
Với sự tham gia đông đảo của các nhà hoạch định chính sách, Diễn đàn có thể sẽ khơi dậy sự hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay./.
Hội nghị có sự tham gia của khoảng 2.600 quan chức chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp lớn nhất thế giới, các nhà sáng tạo công nghệ, các doanh nhân xã hội và các công ty truyền thông.
Hội nghị sẽ tập trung thảo luận nhiều Báo cáo Tủi ro toàn cầu 2013 - tổng hợp ý kiến từ cuộc thăm dò thường niên hồi tháng 9/2012 của hơn 1.000 chuyên gia và các nhà lãnh đạo ngành - đưa ra viễn cảnh khá bi quan về những rủi ro toàn cầu từ năm lĩnh vực bao gồm kinh tế, môi trường, địa chính trị, xã hội và công nghệ.
Thế giới ngày nay phải đối mặt với nhiều rủi ro khi cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn tiếp diễn, khiến cho vấn đề biến đổi khí hậu ít được quan tâm hơn cho dù đang trong thời điểm mà các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng xuất hiện nhiều.
Ngoài ra, các đại biểu cũng trao đổi các ý kiến xung quanh Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu và Báo cáo Khoảng cách Giới tính toàn cầu, đồng thời thảo luận các vấn đề về tăng trưởng kinh tế, các hệ thống tài chính, sức khỏe cho mọi người và phát triển xã hội.
Có chủ đề "Năng động để thích ứng," WEF diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới trong năm qua có khá nhiều biến động.
Về mặt kinh tế, khủng hoảng và bế tắc tiếp tục bao trùm khi cuộc khủng hoảng tại Eurozone chưa có nhiều dấu hiệu khả quan, các cuộc tranh luận tại vòng đàm phán Doha về tự do thương mại vẫn trong tình trạng bế tắc; Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G20 chẳng đạt được tiến bộ đáng kể nào so với các hội nghị trước đó.
Mặc dù các vấn đề nợ của châu Âu vẫn chưa được giải quyết, song chủ đề mức trần nợ công của Mỹ sẽ bao trùm WEF 2013, thậm chí còn hơn cả chủ đề cuộc khủng hoảng Eurozone.
Trong cuộc họp báo giới thiệu chương trình WEF ngày 16/1, ông Klaus Schwab, người khởi xướng ra WEF, đã thốt lên: “Chúng ta sẽ không thể hợp tác được với nhau để giải quyết các vấn đề toàn cầu nếu ai cũng chỉ muốn tìm cách tối đa hóa lợi ích của chính họ." Vì vậy, để khởi động lại cỗ máy trì trệ thời gian qua, khôi phục lại niềm tin vào giới lãnh đạo, niềm tin vào tương lai, ông Klaus Schwab đã lấy chủ đề “Năng động để thích ứng” với hy vọng Diễn đàn có thể tìm được tiếng nói chung, sự hợp tác giữa các quốc gia có trách nhiệm nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Khẩu hiệu "Năng động để thích ứng" tại Davos năm nay cũng hàm ý những thách thức đối với giới lãnh đạo trong giai đoạn tình trạng yếu kém kéo dài của nền kinh tế thế giới.
Nhà sáng lập WEF Klaus Schwab nhận xét rằng, mức tăng trưởng tương lai trong môi trường mới hiện nay đòi hỏi phải có sự năng động - cả về lý thuyết lẫn hành động đều phải rõ nét hơn. Còn thích ứng chính là khả năng thích nghi với môi trường thay đổi, chịu được các cú sốc đột ngột và hồi phục dần trong khi vẫn đảm bảo các mục tiêu chính yếu.
Một số chủ đề khác cũng đáng để lưu tâm tại hội nghị lần này là sự khôi phục kinh tế Nhật Bản, đang bị đe dọa bởi tình trạng già hóa dân số với sự tham gia của Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Nhật Bản, Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Khôi phục kinh tế và Chính sách tài chính Akira Amari.
Đối với các nước châu Phi, một phiên họp với sự hiện diện của Tổng thống Nigeria Goodluck Ebele Jonatham, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma cũng sẽ diễn ra nhằm bàn về các biện pháp giảm thiểu những nguy hiểm đối với các nhà đầu tư, đánh giá về thành quả của sáng kiến "Tăng trưởng châu Phi," được đưa ra năm 2011 với mục đích đảm bảo một cách bền vững, an ninh lương thực tại lục địa đen.
[Chuyện hậu trường Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos]
Ngoài ra, Thủ tướng Etihopia - Hainemariam Desalegn cũng sẽ đề cập đến những khả năng hình thành một châu Phi thống nhất trong khi bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ trong việc ra quyết định về kinh tế, một chủ đề đã được bàn luận rất nhiều trong năm vừa qua cũng sẽ được nối lại tại hội nghị lần này.
Hội nghị thường niên của WEF không phải là nơi có thể đưa ra những quyết định cụ thể nào mà các bên tham gia chỉ đưa ra những ý tưởng để trao đổi và những chủ đề để nghiên cứu. Tuy vậy, đây là cơ chế cho phép các bên tham gia trao đổi và đề xuất các giải pháp cho nhiều vấn đề kinh tế quốc tế, tách biệt hoàn toàn với những áp lực chính trị.
Với sự tham gia đông đảo của các nhà hoạch định chính sách, Diễn đàn có thể sẽ khơi dậy sự hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay./.
Uyên-Long (TTXVN)