Ngày 1/11, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) khẳng định năng lượng hiện đại hoàn toàn có thể được tiếp cận rộng rãi vào năm 2030 nếu thế giới tăng gấp 5 lần mức đầu tư phát triển năng lượng hiện nay và thúc đẩy cải cách nhanh hơn trong lĩnh vực này.
Báo cáo của IEA nhấn mạnh thiếu năng lượng là hiện trạng không thể chấp nhận được, vì vậy, loại bỏ hiện trạng này là cấp bách về đạo đức. Tuy nhiên, hiện trạng trên không thể chuyển đổi nếu thế giới không hành động phối hợp mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Liên hợp quốc đã tuyên bố năm 2012 là Năm Quốc tế năng lượng bền vững cho tất cả mọi người.
Đây là vấn đề tăng cường ý chí chính trị và là cơ hội để các nước thoả thuận tăng cường hành động tập thể nhằm vượt qua hiện trạng không thể chấp nhận hiện nay. Thế giới cần tìm kiếm các giải pháp tài chính và chính sách thích hợp để phổ cập khả năng tiếp cận năng lượng hiện đại nhằm cải thiện về căn bản cuộc sống con người nhờ việc cải thiện giáo dục, bình đẳng giới, môi trường bền vững, ngăn chặn các bệnh hô hấp gây tử vong sớm, đẩy nhanh phát triển kinh tế và thịnh vượng.
Theo báo cáo của IEA, hơn 1,3 tỷ người trên thế giới (chiếm 20% dân số toàn cầu) chưa được sử dụng điện; 2,7 tỷ người (chiếm 40% dân số toàn cầu) chưa được tiếp cận các phương tiện nấu ăn sạch, trong đó hơn 95% số người này hiện sống ở khu vực miền Nam sa mạc Sahara của châu Phi và các nước đang phát triển ở châu Á.
Đầu tư trung bình 48 tỷ USD hàng năm là cần thiết để cung cấp tiếp cận năng lượng hiện đại cho hàng tỷ người nghèo vào năm 2030. IEA nêu rõ không hề xảy ra căng thẳng giữa phổ cập tiếp cận năng lượng hiện đại với an ninh năng lượng và sự bền vững của khí hậu vì phổ cập tiếp cận điện cho người nghèo chỉ làm tăng lượng CO2 gây hiệu ứng nhà kính tương đương với 0,7% lượng khí thải CO2 hàng năm của bang New York, nhưng cung cấp điện cho số dân gấp hơn 50 lần dân số bang này. Tăng gấp 5 lần đầu tư hiện nay để phổ cập tiếp cận năng lượng cũng chỉ chiếm 3% tổng đầu tư năng lượng toàn cầu hiện nay.
Báo cáo của IEA cho biết trong 48 tỷ USD đầu tư cần thiết hàng năm để phổ cập tiếp cận năng lượng hiện đại toàn cầu, 18 tỷ USD đến từ các nguồn phát triển song phương và đa phương, 15 tỷ USD đến từ chính phủ các nước đang phát triển và 15 tỷ USD đến từ khu vực tư nhân. Tất cả những nguồn tài trợ này đều cần tăng tương ứng, trong đó khu vực tư nhân cần tăng mạnh nhất.
Các chính phủ cần thông qua khuôn khổ quy chế và quản lý mạnh, đồng thời đầu tư tăng cường năng lực trong nước; khu vực công gồm các thể chế song phương và đa phương cần sử dụng những công cụ để thu hút đầu tư lớn hơn từ khu vực tư nhân trong đầu tư thương mại và khuyến khích phát triển các mô hình kinh doanh năng lượng tái sinh./.
Báo cáo của IEA nhấn mạnh thiếu năng lượng là hiện trạng không thể chấp nhận được, vì vậy, loại bỏ hiện trạng này là cấp bách về đạo đức. Tuy nhiên, hiện trạng trên không thể chuyển đổi nếu thế giới không hành động phối hợp mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Liên hợp quốc đã tuyên bố năm 2012 là Năm Quốc tế năng lượng bền vững cho tất cả mọi người.
Đây là vấn đề tăng cường ý chí chính trị và là cơ hội để các nước thoả thuận tăng cường hành động tập thể nhằm vượt qua hiện trạng không thể chấp nhận hiện nay. Thế giới cần tìm kiếm các giải pháp tài chính và chính sách thích hợp để phổ cập khả năng tiếp cận năng lượng hiện đại nhằm cải thiện về căn bản cuộc sống con người nhờ việc cải thiện giáo dục, bình đẳng giới, môi trường bền vững, ngăn chặn các bệnh hô hấp gây tử vong sớm, đẩy nhanh phát triển kinh tế và thịnh vượng.
Theo báo cáo của IEA, hơn 1,3 tỷ người trên thế giới (chiếm 20% dân số toàn cầu) chưa được sử dụng điện; 2,7 tỷ người (chiếm 40% dân số toàn cầu) chưa được tiếp cận các phương tiện nấu ăn sạch, trong đó hơn 95% số người này hiện sống ở khu vực miền Nam sa mạc Sahara của châu Phi và các nước đang phát triển ở châu Á.
Đầu tư trung bình 48 tỷ USD hàng năm là cần thiết để cung cấp tiếp cận năng lượng hiện đại cho hàng tỷ người nghèo vào năm 2030. IEA nêu rõ không hề xảy ra căng thẳng giữa phổ cập tiếp cận năng lượng hiện đại với an ninh năng lượng và sự bền vững của khí hậu vì phổ cập tiếp cận điện cho người nghèo chỉ làm tăng lượng CO2 gây hiệu ứng nhà kính tương đương với 0,7% lượng khí thải CO2 hàng năm của bang New York, nhưng cung cấp điện cho số dân gấp hơn 50 lần dân số bang này. Tăng gấp 5 lần đầu tư hiện nay để phổ cập tiếp cận năng lượng cũng chỉ chiếm 3% tổng đầu tư năng lượng toàn cầu hiện nay.
Báo cáo của IEA cho biết trong 48 tỷ USD đầu tư cần thiết hàng năm để phổ cập tiếp cận năng lượng hiện đại toàn cầu, 18 tỷ USD đến từ các nguồn phát triển song phương và đa phương, 15 tỷ USD đến từ chính phủ các nước đang phát triển và 15 tỷ USD đến từ khu vực tư nhân. Tất cả những nguồn tài trợ này đều cần tăng tương ứng, trong đó khu vực tư nhân cần tăng mạnh nhất.
Các chính phủ cần thông qua khuôn khổ quy chế và quản lý mạnh, đồng thời đầu tư tăng cường năng lực trong nước; khu vực công gồm các thể chế song phương và đa phương cần sử dụng những công cụ để thu hút đầu tư lớn hơn từ khu vực tư nhân trong đầu tư thương mại và khuyến khích phát triển các mô hình kinh doanh năng lượng tái sinh./.
(TTXVN/Vietnam+)