NASA: Mực nước biển toàn cầu tăng đột biến do hiện tượng El Nino

Tốc độ tăng tốc hiện nay đồng nghĩa với việc mực nước biển trung bình toàn cầu đang trên đà tăng thêm 20cm vào năm 2050, mức tăng trong 30 năm tới sẽ tăng gấp đôi so với 100 năm trước.

Băng trôi tại Vịnh Baffin, gần Pituffik, Greenland. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Băng trôi tại Vịnh Baffin, gần Pituffik, Greenland. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo báo cáo được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố ngày 23/3, mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,76cm trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2023.

Đây là một mức tăng tương đối lớn mà nguyên nhân chủ yếu là do khí hậu ấm lên và hiện tượng thời tiết El Nino diễn biến mạnh.

Các phân tích của NASA dựa trên bộ dữ liệu mực nước biển thu thập sau hơn 30 năm quan sát thông qua vệ tinh. Dữ liệu cho thấy mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 9,4cm kể từ năm 1993 - một tốc độ cao đáng kể, tăng hơn gấp đôi mức tăng 0,18cm/năm ghi nhận năm 1993 lên mức hiện tại là 0,42cm/năm.

Bà Nadya Vinogradova Shiffer - Giám đốc đơn vị quan sát mực nước biển của NASA và chương trình vật lý đại dương tại Washington, cho biết: "Tốc độ tăng tốc hiện nay đồng nghĩa với việc mực nước biển trung bình toàn cầu đang trên đà tăng thêm 20cm vào năm 2050, mức tăng trong 30 năm tới sẽ tăng gấp đôi so với 100 năm trước, lũ lụt trên thế giới cũng xảy ra với tần suất cao hơn và mức độ tác động lớn hơn."

Theo NASA, mực nước biển toàn cầu đã tăng đáng kể trong hai năm qua, chủ yếu là do sự chuyển đổi giữa hai hình thái thời tiết La Nina và El Nino.

La Nina sẽ khiến nhiệt độ đại dương mát hơn bình thường ở vùng xích đạo Thái Bình Dương. Trong khi đó, El Nino khiến nhiệt độ đại dương ấm hơn mức trung bình ở xích đạo Thái Bình Dương.

Cả hai hiện tượng khí hậu định kỳ này đều ảnh hưởng đến mô hình lượng mưa và tuyết rơi, cũng như mực nước biển trên khắp thế giới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).