Song hành cùng cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng euro của châu Âu (Eurozone), nền kinh tế toàn cầu đang chứng kiến những bước chuyển lớn - đó là các thị trường mới nổi không còn hướng tới các nền kinh tế phát triển để tìm kiếm các giải pháp mà đã có hướng đi của riêng mình.
Đây là nhận định của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick tại Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 42, đang diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ.
Phát biểu ngày 28/1, Chủ tịch Zoellick nêu rõ "những thay đổi lớn" đã xuất hiện khi cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu tiếp diễn, không chỉ ở những con số kinh tế, mà còn ở nhận thức và quan điểm. Ông nhận định trong nền kinh tế thế giới hiện nay, các thị trường mới nổi không còn trông chờ các nước phát triển cùng hành động nữa mà họ đang "tự thân vận động" theo cách của mình.
Nhà lãnh đạo WB nhấn mạnh "sự chán nản và mệt mỏi đã bắt đầu len lỏi vào hệ thống chính trị" và ông kêu gọi phải tin tưởng vào nền kinh tế vì còn "rất nhiều vốn để đầu tư" và "rất nhiều khả năng." Tuy nhiên, Chủ tịch Zoellick cũng cảnh báo "một số người theo chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ, luôn quan ngại về khả năng đầu tư đang tấn công vào lòng tin và tạo ra nguy cơ làm tê liệt (nền kinh tế).
Trong khi đó, tại nhiều nước châu Âu tiếp tục diễn ra các cuộc tuần hành phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ để ổn định tài chính công.
Tại Romania, hàng nghìn người đã xuống đường phản đối các biện pháp khắc khổ mà chính phủ đưa ra, vốn bị coi là thủ phạm khiến điều kiện sống của họ bị giảm sút.
Còn tại Tây Ban Nha, hàng nghìn cảnh sát, giáo viên cùng các nhân viên y tế đã tổ chức một cuộc tuần hành rầm rộ tại thành phố Barcelona để phản đối kế hoạch tiết kiệm chi tiêu của chính quyền sở tại.
Trở lại với Hy Lạp, các chủ nợ tư nhân với giới chức vẫn tiếp tục đàm phán về khả năng xóa một phần khoản nợ của nước này nhằm tránh bị vỡ nợ đã ghi nhận những bước tiến đáng khích lệ. Dự kiến hai bên sẽ đạt được thỏa thuận vào tuần tới.
Tiến trình đàm phán giữa Chính phủ Hy Lạp và các chủ nợ tư nhân nhằm xóa nợ 100 tỷ euro (khoảng 128 tỷ USD) cho Athens theo thỏa thuận đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) mới đây và tiến tới giảm dần khoản nợ hiện lên đến 350 tỷ euro của Hy Lạp.
Đối với Hy Lạp, thỏa thuận về xóa nợ sẽ mở đường để Athens được giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo trong gói cứu trợ thứ nhất trị giá 110 tỷ euro từ EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế nhằm thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công vào cuối tháng Ba tới./.
Đây là nhận định của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick tại Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 42, đang diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ.
Phát biểu ngày 28/1, Chủ tịch Zoellick nêu rõ "những thay đổi lớn" đã xuất hiện khi cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu tiếp diễn, không chỉ ở những con số kinh tế, mà còn ở nhận thức và quan điểm. Ông nhận định trong nền kinh tế thế giới hiện nay, các thị trường mới nổi không còn trông chờ các nước phát triển cùng hành động nữa mà họ đang "tự thân vận động" theo cách của mình.
Nhà lãnh đạo WB nhấn mạnh "sự chán nản và mệt mỏi đã bắt đầu len lỏi vào hệ thống chính trị" và ông kêu gọi phải tin tưởng vào nền kinh tế vì còn "rất nhiều vốn để đầu tư" và "rất nhiều khả năng." Tuy nhiên, Chủ tịch Zoellick cũng cảnh báo "một số người theo chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ, luôn quan ngại về khả năng đầu tư đang tấn công vào lòng tin và tạo ra nguy cơ làm tê liệt (nền kinh tế).
Trong khi đó, tại nhiều nước châu Âu tiếp tục diễn ra các cuộc tuần hành phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ để ổn định tài chính công.
Tại Romania, hàng nghìn người đã xuống đường phản đối các biện pháp khắc khổ mà chính phủ đưa ra, vốn bị coi là thủ phạm khiến điều kiện sống của họ bị giảm sút.
Còn tại Tây Ban Nha, hàng nghìn cảnh sát, giáo viên cùng các nhân viên y tế đã tổ chức một cuộc tuần hành rầm rộ tại thành phố Barcelona để phản đối kế hoạch tiết kiệm chi tiêu của chính quyền sở tại.
Trở lại với Hy Lạp, các chủ nợ tư nhân với giới chức vẫn tiếp tục đàm phán về khả năng xóa một phần khoản nợ của nước này nhằm tránh bị vỡ nợ đã ghi nhận những bước tiến đáng khích lệ. Dự kiến hai bên sẽ đạt được thỏa thuận vào tuần tới.
Tiến trình đàm phán giữa Chính phủ Hy Lạp và các chủ nợ tư nhân nhằm xóa nợ 100 tỷ euro (khoảng 128 tỷ USD) cho Athens theo thỏa thuận đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) mới đây và tiến tới giảm dần khoản nợ hiện lên đến 350 tỷ euro của Hy Lạp.
Đối với Hy Lạp, thỏa thuận về xóa nợ sẽ mở đường để Athens được giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo trong gói cứu trợ thứ nhất trị giá 110 tỷ euro từ EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế nhằm thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công vào cuối tháng Ba tới./.
(TTXVN/Vietnam+)