Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn đang ẩn chứa nhiều nguy cơ và phát triển chưa bền vững.
Nhận định trên được giáo sư Nam đưa ra tại Hội thảo khoa học về "Kinh tế Việt Nam 2012-2013: Tái cơ cấu doanh nghiệp và cân đối kinh tế vĩ mô’’diễn ra ngày 26/1, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp Hội đồng Lý luận Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức.
Tham dự hội thảo có nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan; tiến sỹ Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương; tiến sỹ Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; phó giáo sư, tiến sỹ Lê Xuân Bá, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Hội thảo đã nghe 35 báo cáo khoa học của các chuyên gia kinh tế đến từ các trường đại học, các cơ quan quản lý kinh tế trong cả nước. Các tham luận tại hội thảo đều khẳng định kinh tế Việt Nam năm 2012 đã đạt được những thành tựu mà nhiều năm qua chúng ta luôn mong uớc. Đó là lạm phát thấp ở mức 6,81%; lần đầu tiên xuất siêu kể từ năm 1993, lãi suất giảm, tỷ giá ổn định.
Tuy nhiên, giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Nam cho rằng “những điểm sáng ấy dường như bị lu mờ bởi nỗi lo lắng về một triển vọng khá ảm đạm: doanh nghiệp phá sản, tốc độ tăng trưởng thấp ở mức 5,03%, thâm hụt ngân sách và nợ xấu cao và đang ở mức báo động, Điều ấy phản ánh một nền kinh tế chứa ẩn nhiều nguy cơ và phát triển chưa bền vững.”
Trên cơ sở tổng kết lại kinh tế năm 2012, chỉ ra những ưu-khuyết điểm, các tham luận đã đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện chỉ tiêu phát triển năm 2013, tạo đà tăng trưởng bền vững ở những năm tiếp theo thông qua việc thiết lập các cân đối kinh tế vĩ mô. Nhiều chuyên gia đã phân tích mối liên kết chặt chẽ giữa tái cơ cấu của các doanh nhiệp với các cân đối kinh tế vĩ mô.
Các doanh nghiệp chỉ có thể tái cơ cấu trong một môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định và họ có đủ khả năng tiếp cận được với những nguồn lực quan trọng như vốn, nhân lực, công nghệ và thị trường. Mặt khác, một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định chỉ có thể xây dựng được trên cơ sở những cân đối vĩ mô của nền kinh tế như cán cân thanh tóan, cân đối thu chi ngân sách, quan hệ tiết kiệm-đầu tư… Những cân đối này chỉ có được một cách bền vững trên nền tảng của các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trong nước và quốc tế. Tái cơ cấu thành công của các doanh nghiệp là điều kiện để cân đối kinh tế vĩ mô lâu dài.
Các tham luận cũng chỉ ra rằng trong quá trình tái cơ cấu, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn mà không tự giải quyết được. Đó là đòi hỏi hệ thống ngân hàng cũng phải tái cơ cấu để cung cấp nguồn tài chính lành mạnh cho nền kinh tế. Trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, Chính phủ cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khơi thông nguồn vốn, qua đó tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước cần phải nhanh chóng tiến hành tái cơ cấu.
Để tạo đà tăng trưởng bền vững, nhiều chuyên gia cho rằng bên cạnh các chính sách can thiệp tới tổng cầu cần chú trọng hơn đến các chính sách tác động vào tổng cung để tạo được đà tăng trưởng bền vững từ năng lực sản xuất của nền kinh tế.
Cùng với Hội thảo khoa học này, sắp tới, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc cho biết sẽ có một hội thảo mang tên “Diễn đàn mùa Xuân” tại Khánh Hòa với mục đích tập hợp rộng rãi, chắt lọc các ý kiến để gửi tới các Quốc hội, cơ quan nhà nước xem xét và cụ thể hóa thành các chính sách thực tiễn, đưa nền kinh tế của đất nước vượt qua gian khó, phát triển khởi sắc./.
Nhận định trên được giáo sư Nam đưa ra tại Hội thảo khoa học về "Kinh tế Việt Nam 2012-2013: Tái cơ cấu doanh nghiệp và cân đối kinh tế vĩ mô’’diễn ra ngày 26/1, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp Hội đồng Lý luận Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức.
Tham dự hội thảo có nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan; tiến sỹ Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương; tiến sỹ Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; phó giáo sư, tiến sỹ Lê Xuân Bá, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Hội thảo đã nghe 35 báo cáo khoa học của các chuyên gia kinh tế đến từ các trường đại học, các cơ quan quản lý kinh tế trong cả nước. Các tham luận tại hội thảo đều khẳng định kinh tế Việt Nam năm 2012 đã đạt được những thành tựu mà nhiều năm qua chúng ta luôn mong uớc. Đó là lạm phát thấp ở mức 6,81%; lần đầu tiên xuất siêu kể từ năm 1993, lãi suất giảm, tỷ giá ổn định.
Tuy nhiên, giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Nam cho rằng “những điểm sáng ấy dường như bị lu mờ bởi nỗi lo lắng về một triển vọng khá ảm đạm: doanh nghiệp phá sản, tốc độ tăng trưởng thấp ở mức 5,03%, thâm hụt ngân sách và nợ xấu cao và đang ở mức báo động, Điều ấy phản ánh một nền kinh tế chứa ẩn nhiều nguy cơ và phát triển chưa bền vững.”
Trên cơ sở tổng kết lại kinh tế năm 2012, chỉ ra những ưu-khuyết điểm, các tham luận đã đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện chỉ tiêu phát triển năm 2013, tạo đà tăng trưởng bền vững ở những năm tiếp theo thông qua việc thiết lập các cân đối kinh tế vĩ mô. Nhiều chuyên gia đã phân tích mối liên kết chặt chẽ giữa tái cơ cấu của các doanh nhiệp với các cân đối kinh tế vĩ mô.
Các doanh nghiệp chỉ có thể tái cơ cấu trong một môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định và họ có đủ khả năng tiếp cận được với những nguồn lực quan trọng như vốn, nhân lực, công nghệ và thị trường. Mặt khác, một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định chỉ có thể xây dựng được trên cơ sở những cân đối vĩ mô của nền kinh tế như cán cân thanh tóan, cân đối thu chi ngân sách, quan hệ tiết kiệm-đầu tư… Những cân đối này chỉ có được một cách bền vững trên nền tảng của các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trong nước và quốc tế. Tái cơ cấu thành công của các doanh nghiệp là điều kiện để cân đối kinh tế vĩ mô lâu dài.
Các tham luận cũng chỉ ra rằng trong quá trình tái cơ cấu, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn mà không tự giải quyết được. Đó là đòi hỏi hệ thống ngân hàng cũng phải tái cơ cấu để cung cấp nguồn tài chính lành mạnh cho nền kinh tế. Trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, Chính phủ cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khơi thông nguồn vốn, qua đó tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước cần phải nhanh chóng tiến hành tái cơ cấu.
Để tạo đà tăng trưởng bền vững, nhiều chuyên gia cho rằng bên cạnh các chính sách can thiệp tới tổng cầu cần chú trọng hơn đến các chính sách tác động vào tổng cung để tạo được đà tăng trưởng bền vững từ năng lực sản xuất của nền kinh tế.
Cùng với Hội thảo khoa học này, sắp tới, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc cho biết sẽ có một hội thảo mang tên “Diễn đàn mùa Xuân” tại Khánh Hòa với mục đích tập hợp rộng rãi, chắt lọc các ý kiến để gửi tới các Quốc hội, cơ quan nhà nước xem xét và cụ thể hóa thành các chính sách thực tiễn, đưa nền kinh tế của đất nước vượt qua gian khó, phát triển khởi sắc./.
Huy Bình (TTXVN)