Ngày 12/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giáo dục mầm non New Zealand, cơ sở để giúp các nhà hoạch định chính sách cho giáo dục mầm non Việt Nam xây dựng chương trình, nội dung phù hợp.
New Zealand là một trong những nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và thường xuyên lọt vào top các nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Chương trình giảng dạy của New Zealand "Te Whãriki" được đánh giá là tài liệu giáo dục mầm non hàng đầu thế giới và vẫn được coi là giáo trình có giá trị quốc tế.
Tại hội thảo, các chuyên gia giáo dục của New Zealand đã cùng chia sẻ về những kết quả tốt mà giáo dục mầm non New Zealand đạt được trong những năm qua, quan niệm về kết quả và chất lượng giáo viên mầm non, các biện pháp cơ cấu và điều hành để đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non...
Ông Richard Wallay, Giám đốc cao cấp về Chính sách mầm non (Bộ Giáo dục New Zealand) cho biết chương trình giáo dục mầm non của New Zealand được xây dựng trên nguyên tắc thúc đẩy học sinh học tập và phát triển toàn diện, giáo dục mầm non gắn kết tích cực với việc tăng tính chuẩn bị cho việc học lớp 1, giảm tình trạng học lại và giảm nguy cơ phải học lớp đặc biệt.
Mục tiêu lớn của giáo dục mầm non New Zealand là giúp trẻ tự tin vào bản thân, khỏe mạnh về thể chất và tâm hồn, có khả năng giao tiếp và tôn trọng tri thức. Trẻ mầm non ở New Zealand có những kỹ năng học như được tự tìm điều mình quan tâm; biết chuyên tâm vào công việc của mình; biết đối mặt với khó khăn và tìm cách giải quyết ở mức độ nhất định; trẻ cần học cách thể hiện ý tưởng và chịu trách nhiệm với ý tưởng của mình...
Các chuyên gia New Zealand cũng chia sẻ phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng trong chăm sóc trẻ bậc mầm non. Chăm sóc trẻ ở nhà giúp trẻ tích cực hơn, việc giao tiếp nhiều với bố mẹ cũng khiến trẻ tự tin hơn và học hỏi được nhiều từ ngữ mới.
Việt Nam có thế mạnh khi gia đình Việt Nam luôn sống quây quần, đông thành viên nên trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp. Tuy nhiên, giáo viên cần có sự trao đổi với phụ huynh để tham gia giáo dục một cách đúng đắn với trẻ, hỗ trợ thêm cho việc giáo dục trẻ ở nhà trường.
Giống như Việt Nam với nhiều dân tộc anh em, New Zealand có một bộ phận người dân tộc như người Maori, người Pasifka... sử dụng ngôn ngữ riêng thay vì tiếng Anh. Để tăng cơ hội tiếp cận cộng đồng cho họ, giáo dục mầm non của New Zealand đã chú ý xây dựng các chương trình giáo dục riêng, có những sự thay đổi phù hợp với nhu cầu của từng cộng đồng người./.
New Zealand là một trong những nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và thường xuyên lọt vào top các nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Chương trình giảng dạy của New Zealand "Te Whãriki" được đánh giá là tài liệu giáo dục mầm non hàng đầu thế giới và vẫn được coi là giáo trình có giá trị quốc tế.
Tại hội thảo, các chuyên gia giáo dục của New Zealand đã cùng chia sẻ về những kết quả tốt mà giáo dục mầm non New Zealand đạt được trong những năm qua, quan niệm về kết quả và chất lượng giáo viên mầm non, các biện pháp cơ cấu và điều hành để đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non...
Ông Richard Wallay, Giám đốc cao cấp về Chính sách mầm non (Bộ Giáo dục New Zealand) cho biết chương trình giáo dục mầm non của New Zealand được xây dựng trên nguyên tắc thúc đẩy học sinh học tập và phát triển toàn diện, giáo dục mầm non gắn kết tích cực với việc tăng tính chuẩn bị cho việc học lớp 1, giảm tình trạng học lại và giảm nguy cơ phải học lớp đặc biệt.
Mục tiêu lớn của giáo dục mầm non New Zealand là giúp trẻ tự tin vào bản thân, khỏe mạnh về thể chất và tâm hồn, có khả năng giao tiếp và tôn trọng tri thức. Trẻ mầm non ở New Zealand có những kỹ năng học như được tự tìm điều mình quan tâm; biết chuyên tâm vào công việc của mình; biết đối mặt với khó khăn và tìm cách giải quyết ở mức độ nhất định; trẻ cần học cách thể hiện ý tưởng và chịu trách nhiệm với ý tưởng của mình...
Các chuyên gia New Zealand cũng chia sẻ phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng trong chăm sóc trẻ bậc mầm non. Chăm sóc trẻ ở nhà giúp trẻ tích cực hơn, việc giao tiếp nhiều với bố mẹ cũng khiến trẻ tự tin hơn và học hỏi được nhiều từ ngữ mới.
Việt Nam có thế mạnh khi gia đình Việt Nam luôn sống quây quần, đông thành viên nên trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp. Tuy nhiên, giáo viên cần có sự trao đổi với phụ huynh để tham gia giáo dục một cách đúng đắn với trẻ, hỗ trợ thêm cho việc giáo dục trẻ ở nhà trường.
Giống như Việt Nam với nhiều dân tộc anh em, New Zealand có một bộ phận người dân tộc như người Maori, người Pasifka... sử dụng ngôn ngữ riêng thay vì tiếng Anh. Để tăng cơ hội tiếp cận cộng đồng cho họ, giáo dục mầm non của New Zealand đã chú ý xây dựng các chương trình giáo dục riêng, có những sự thay đổi phù hợp với nhu cầu của từng cộng đồng người./.
N.Anh (TTXVN/Vietnam+)