Theo AFP, Tòa tối cao New Zealand ngày 15/2 đã đảo ngược một phán quyết cho phép một công ty Trung Quốc mua lại một hãng chế biến sản phẩm từ sữa bị phá sản của nước này trong vụ việc gây ra tranh cãi dữ dội về quyền sở hữu đất của nước ngoài ở New Zealand.
Tòa tối cao đã yêu cầu chính phủ phải xem xét lại quyết định đồng ý cho công ty Shanghai Pengxin của Trung Quốc mua lại công ty Crafar Farms, sở hữu rất nhiều đất nông nghiệp, ở New Zealand với lập luận chính quyền đã thổi phồng các lợi ích kinh tế đối với nước này.
Kế hoạch bán đất đã gặp phải sự chống đối quyết liệt từ quốc gia phụ thuộc vào nông nghiệp này, khi những người chỉ trích lo sợ một làn sóng những nhà đầu tư nước ngoài sẽ thôn tính đất nông nghiệp ở New Zealand. New Zealand, hiện là nước xuất khẩu các sản phẩm từ sữa lớn nhất thế giới, đã chứng kiến sự quan tâm từ nước ngoài với lĩnh vực này của họ ngày càng tăng do nhu cầu gia tăng ở châu Á.
Thủ tướng John Key, người đã bày tỏ lo ngại rằng người New Zealand có thể trở thành “tá điền trên chính mảnh đất của mình”, đã ủng hộ vụ thôn tính, nói New Zealand không thể từ chối các nhà đầu tư nước ngoài chỉ vì họ là người Trung Quốc.
Bộ trưởng phụ trách đất đai của Key, Maurice Williamson, tháng trước đã nói thỏa thuận bị chỉ trích vì “sự phân biệt đối xử” với lập luận rằng không tới 2% đất nông nghiệp ở New Zealand thuộc sở hữu nước ngoài, hầu hết là Mỹ và châu Âu.
Tuy nhiên, Đảng Lao động đối lập đã gọi kế hoạch bán công ty này là “liều lĩnh, không yêu nước và không hiệu quả”. Shanghai Pengxin đã đề nghị mua lại các nông trại ở đảo bắc New Zealand với giá 210 triệu NZD (176 triệu USD) với cam kết sẽ đầu tư mạnh tay vào đây.
Khu đất này đã không được khai thác kể từ khi chủ cũ là công ty Crafar Farms tuyên bố phá sản năm 2009. Một công ty New Zealand, đã đề nghị mua lại các khu đất với giá 171,5 triệu NZD, đã kiện thỏa thuận với phía Trung Quốc với lập luận luật New Zealand quy định bất cứ việc bán đất nông nghiệp nào cho nước ngoài cũng phải chứng minh được lợi ích kinh tế rõ ràng với quốc gia.
Tòa án đã ủng hộ lập luận của công ty đối thủ, Crafar Farms Purchase, với lý lẽ bất cứ công ty nào, dù nước ngoài hay trong nước, mua lại khu đất đều sẽ phải đầu tư mạnh tay để có thể khai thác. “Nếu như thế, các lợi ích kinh tế do bên nước ngoài mang lại đã bị thổi phồng bởi OIO (Văn phòng đầu tư nước ngoài New Zealand”, phán quyết của tòa viết./.
Tòa tối cao đã yêu cầu chính phủ phải xem xét lại quyết định đồng ý cho công ty Shanghai Pengxin của Trung Quốc mua lại công ty Crafar Farms, sở hữu rất nhiều đất nông nghiệp, ở New Zealand với lập luận chính quyền đã thổi phồng các lợi ích kinh tế đối với nước này.
Kế hoạch bán đất đã gặp phải sự chống đối quyết liệt từ quốc gia phụ thuộc vào nông nghiệp này, khi những người chỉ trích lo sợ một làn sóng những nhà đầu tư nước ngoài sẽ thôn tính đất nông nghiệp ở New Zealand. New Zealand, hiện là nước xuất khẩu các sản phẩm từ sữa lớn nhất thế giới, đã chứng kiến sự quan tâm từ nước ngoài với lĩnh vực này của họ ngày càng tăng do nhu cầu gia tăng ở châu Á.
Thủ tướng John Key, người đã bày tỏ lo ngại rằng người New Zealand có thể trở thành “tá điền trên chính mảnh đất của mình”, đã ủng hộ vụ thôn tính, nói New Zealand không thể từ chối các nhà đầu tư nước ngoài chỉ vì họ là người Trung Quốc.
Bộ trưởng phụ trách đất đai của Key, Maurice Williamson, tháng trước đã nói thỏa thuận bị chỉ trích vì “sự phân biệt đối xử” với lập luận rằng không tới 2% đất nông nghiệp ở New Zealand thuộc sở hữu nước ngoài, hầu hết là Mỹ và châu Âu.
Tuy nhiên, Đảng Lao động đối lập đã gọi kế hoạch bán công ty này là “liều lĩnh, không yêu nước và không hiệu quả”. Shanghai Pengxin đã đề nghị mua lại các nông trại ở đảo bắc New Zealand với giá 210 triệu NZD (176 triệu USD) với cam kết sẽ đầu tư mạnh tay vào đây.
Khu đất này đã không được khai thác kể từ khi chủ cũ là công ty Crafar Farms tuyên bố phá sản năm 2009. Một công ty New Zealand, đã đề nghị mua lại các khu đất với giá 171,5 triệu NZD, đã kiện thỏa thuận với phía Trung Quốc với lập luận luật New Zealand quy định bất cứ việc bán đất nông nghiệp nào cho nước ngoài cũng phải chứng minh được lợi ích kinh tế rõ ràng với quốc gia.
Tòa án đã ủng hộ lập luận của công ty đối thủ, Crafar Farms Purchase, với lý lẽ bất cứ công ty nào, dù nước ngoài hay trong nước, mua lại khu đất đều sẽ phải đầu tư mạnh tay để có thể khai thác. “Nếu như thế, các lợi ích kinh tế do bên nước ngoài mang lại đã bị thổi phồng bởi OIO (Văn phòng đầu tư nước ngoài New Zealand”, phán quyết của tòa viết./.
Trần Trọng (Vietnam+)