Chú cừu Shrek nổi tiếng ở New Zealand đang tiếp tục trở nên nổi tiếng hơn... sau cái chết của mình, khi trở thành nguyên nhân gây ra một cuộc "cạnh tranh" quyết liệt giữa các bảo tàng nước này, nhằm giành quyền trưng bày tiêu bản của Shrek.
Thậm chí, cuộc cạnh tranh được đánh giá có thể khiến Shrek trở thành biểu tượng mới của New Zealand, vốn từng thuộc về chú ngựa đua Phar Lap từ những năm 1930.
Bảo tàng quốc gia Te Papa đặt tại thủ đô Wellington, New Zealand, mới đây tiết lộ với Hiệp hội báo chí New Zealand (NZPA) về việc đang tiến hành các cuộc đàm phán nhằm trưng bày chú cừu nổi tiếng này.
Trong khi đó, Bảo tàng Otago nằm gần trang trại nơi Shrek từng được chăn nuôi, cũng thông báo giành sự quan tâm đặc biệt tới chú cừu này.
Giám đốc Bảo tàng Otago Clare Wilson tuyên bố bảo tàng này coi chú cừu Shrek là biểu tượng của Otago và tin rằng Shrek sẽ cảm thấy "thoải mái" với việc được trưng bày tại bảo tàng.
Trước sự "cạnh tranh" của các bảo tàng trên, ông chủ của Shrek John Perriam cho biết ông như đang "ngồi trên lửa," song vẫn chưa quyết định điểm đến cuối cùng của Shrek. Ông Perriam cho biết thêm kế hoạch tổ chức "lễ truy điệu" chú cừu nổi tiếng này đã bị hoãn lại do sự quan tâm của các hãng truyền thông quốc tế muốn tới New Zealand đưa tin nhân sự kiện này.
Shrek thu hút sự chú ý của công chúng từ năm 2004 sau khi nó trốn vào trong một hang núi để không bị cắt lông trong lễ xén lông cừu hằng năm. Sau 7 năm lẩn trốn đó, Shrek được tìm thấy với bộ lông dày nặng 27kg, gấp 6 lần lượng lông của một con cừu khác cùng tuổi. Câu chuyện về Shrek được phát trên truyền hình và là nguồn cảm hứng cho các nhà văn viết nên ba cuốn sách.
Ngày 7/6 vừa qua, Shrek chết do một bệnh nan y khi vừa tròn 17 tuổi. Tin chết của Shrek khiến nhiều độc giả trên mạng Internet dồn dập gửi lời chia buồn đến chủ trang trại.
Các tờ báo của New Zealand cũng đã dành các trang nhất đưa tin về sự kiện này, trong khi đài truyền hình cũng đã phát nhiều bản tin, thu hút sự quan tâm của khoảng 4,3 triệu khán giả.
Ông Perriam từng cho biết sẽ tổ chức một lễ tang lớn cho Shrek, sau đó rải tro hài cốt của nó lên trên đỉnh núi Cook cao nhất New Zealand./.
Thậm chí, cuộc cạnh tranh được đánh giá có thể khiến Shrek trở thành biểu tượng mới của New Zealand, vốn từng thuộc về chú ngựa đua Phar Lap từ những năm 1930.
Bảo tàng quốc gia Te Papa đặt tại thủ đô Wellington, New Zealand, mới đây tiết lộ với Hiệp hội báo chí New Zealand (NZPA) về việc đang tiến hành các cuộc đàm phán nhằm trưng bày chú cừu nổi tiếng này.
Trong khi đó, Bảo tàng Otago nằm gần trang trại nơi Shrek từng được chăn nuôi, cũng thông báo giành sự quan tâm đặc biệt tới chú cừu này.
Giám đốc Bảo tàng Otago Clare Wilson tuyên bố bảo tàng này coi chú cừu Shrek là biểu tượng của Otago và tin rằng Shrek sẽ cảm thấy "thoải mái" với việc được trưng bày tại bảo tàng.
Trước sự "cạnh tranh" của các bảo tàng trên, ông chủ của Shrek John Perriam cho biết ông như đang "ngồi trên lửa," song vẫn chưa quyết định điểm đến cuối cùng của Shrek. Ông Perriam cho biết thêm kế hoạch tổ chức "lễ truy điệu" chú cừu nổi tiếng này đã bị hoãn lại do sự quan tâm của các hãng truyền thông quốc tế muốn tới New Zealand đưa tin nhân sự kiện này.
Shrek thu hút sự chú ý của công chúng từ năm 2004 sau khi nó trốn vào trong một hang núi để không bị cắt lông trong lễ xén lông cừu hằng năm. Sau 7 năm lẩn trốn đó, Shrek được tìm thấy với bộ lông dày nặng 27kg, gấp 6 lần lượng lông của một con cừu khác cùng tuổi. Câu chuyện về Shrek được phát trên truyền hình và là nguồn cảm hứng cho các nhà văn viết nên ba cuốn sách.
Ngày 7/6 vừa qua, Shrek chết do một bệnh nan y khi vừa tròn 17 tuổi. Tin chết của Shrek khiến nhiều độc giả trên mạng Internet dồn dập gửi lời chia buồn đến chủ trang trại.
Các tờ báo của New Zealand cũng đã dành các trang nhất đưa tin về sự kiện này, trong khi đài truyền hình cũng đã phát nhiều bản tin, thu hút sự quan tâm của khoảng 4,3 triệu khán giả.
Ông Perriam từng cho biết sẽ tổ chức một lễ tang lớn cho Shrek, sau đó rải tro hài cốt của nó lên trên đỉnh núi Cook cao nhất New Zealand./.
(TTXVN/Vietnam+)