Tối 16/11, Bộ Ngoại giao Nga đã ra tuyên bố mạnh mẽ chỉ trích "Dự luật nhân quyền Magnitsky" do Hạ viện Mỹ thông qua, nhằm từ chối cấp thị thực nhập cảnh và phong tỏa tài sản trong các ngân hàng Mỹ của những quan chức Nga mà Washington cho rằng "đã vi phạm nhân quyền ở Nga thông qua việc bắt giữ và gây ra cái chết của luật sư Nga Sergei Magnitsky cách đây 3 năm."
Bộ Ngoại giao nước này khẳng định việc Hạ viện Mỹ thông qua đạo luật trên là không thân thiện và là hành động khiêu khích nhằm vào Nga, gây tác hại cho quan hệ Nga-Mỹ và buộc Mátxcơva phải có biện pháp đáp trả đích đáng.
Bộ trên nêu rõ sẽ là sai lầm nếu Hạ viện Mỹ cho rằng có thể áp đặt các biện pháp cấm vận mang tính chất tối hậu thư trong quan hệ với Nga và các chính khách Mỹ quan niệm họ có quyền dạy bài học cho người khác.
Việc Quốc hội Mỹ hủy bỏ đạo luật Jacksson-Vanik áp dụng từ năm 1974 với Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, không thể bào chữa cho hành động thông qua cái gọi là "Dự luật nhân quyền Magnitsky."
Bộ Ngoại giao Nga khẳng định trước khi lưu tâm tới tình trạng nhân quyền ở các nước khác, Mỹ cần phải chú ý tới tình hình vi phạm quyền con người ngày càng phổ biến và nghiêm trọng tại nước mình, đặc biệt việc tra tấn tù nhân tại các nhà tù bí mật của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA), việc các công dân nước ngoài bị giam giữ vô thời hạn mà không được xét xử tại nhà tù Goantanamo...
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh nước này sẵn sàng đối thoại trung thực và phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và tôn trọng lợi ích của nhau trên thực tế.
Hành động trên đây của Hạ viện Mỹ đang phá hoại các nguyên tắc này. Mátxcơva hy vọng Washington sẽ nhận thức rõ những hậu quả nghiêm trọng của việc Hạ viện Mỹ thông qua cái gọi là "Dự luật nhân quyền Magnitsky." Nga sẽ thực thi những biện pháp đáp trả thích đáng và trách nhiệm về những hậu quả đó sẽ hoàn toàn thuộc về phía Mỹ.
Phản ứng mạnh mẽ trên của Bộ Ngoại giao Nga được đưa ra ngay sau khi Hạ viện Mỹ thông qua một dự luật hỗn hợp nâng cấp quan hệ thương mại với Nga, đồng thời trừng phạt những quan chức Nga mà Mỹ cho là vi phạm nhân quyền. Đây là bước đầu tiên của tiến trình này vì dự luật vẫn còn phải được Thượng viện thông qua và Tổng thống Barack Obama ký ban hành./.
Bộ Ngoại giao nước này khẳng định việc Hạ viện Mỹ thông qua đạo luật trên là không thân thiện và là hành động khiêu khích nhằm vào Nga, gây tác hại cho quan hệ Nga-Mỹ và buộc Mátxcơva phải có biện pháp đáp trả đích đáng.
Bộ trên nêu rõ sẽ là sai lầm nếu Hạ viện Mỹ cho rằng có thể áp đặt các biện pháp cấm vận mang tính chất tối hậu thư trong quan hệ với Nga và các chính khách Mỹ quan niệm họ có quyền dạy bài học cho người khác.
Việc Quốc hội Mỹ hủy bỏ đạo luật Jacksson-Vanik áp dụng từ năm 1974 với Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, không thể bào chữa cho hành động thông qua cái gọi là "Dự luật nhân quyền Magnitsky."
Bộ Ngoại giao Nga khẳng định trước khi lưu tâm tới tình trạng nhân quyền ở các nước khác, Mỹ cần phải chú ý tới tình hình vi phạm quyền con người ngày càng phổ biến và nghiêm trọng tại nước mình, đặc biệt việc tra tấn tù nhân tại các nhà tù bí mật của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA), việc các công dân nước ngoài bị giam giữ vô thời hạn mà không được xét xử tại nhà tù Goantanamo...
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh nước này sẵn sàng đối thoại trung thực và phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và tôn trọng lợi ích của nhau trên thực tế.
Hành động trên đây của Hạ viện Mỹ đang phá hoại các nguyên tắc này. Mátxcơva hy vọng Washington sẽ nhận thức rõ những hậu quả nghiêm trọng của việc Hạ viện Mỹ thông qua cái gọi là "Dự luật nhân quyền Magnitsky." Nga sẽ thực thi những biện pháp đáp trả thích đáng và trách nhiệm về những hậu quả đó sẽ hoàn toàn thuộc về phía Mỹ.
Phản ứng mạnh mẽ trên của Bộ Ngoại giao Nga được đưa ra ngay sau khi Hạ viện Mỹ thông qua một dự luật hỗn hợp nâng cấp quan hệ thương mại với Nga, đồng thời trừng phạt những quan chức Nga mà Mỹ cho là vi phạm nhân quyền. Đây là bước đầu tiên của tiến trình này vì dự luật vẫn còn phải được Thượng viện thông qua và Tổng thống Barack Obama ký ban hành./.
(TTXVN)