Nga đã mở tuyến hàng hải qua Biển Bắc để rút ngắn khoảng cách vận chuyển hàng từ châu Âu tới châu Á, bằng cách đó tái khẳng định vai trò cường quốc có ảnh hưởng chi phối của mình tại khu vực chiến lược giàu tài nguyên này.
Tàu chở dầu Baltica với trọng tải 114.564 tấn là tàu khổng lồ đầu tiên được hai tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân hộ tống đã chạy dọc theo vùng bờ biển đóng băng của Biển Bắc để chở khí đốt hóa lỏng tới Trung Quốc.
Trước đó, chỉ có những tàu nhỏ hơn, cỡ 14.000 tấn hoạt động trên tuyến đường biển này. Theo ông Leonid Mikhelson, giám đốc công ty khí đốt tự nhiên Novotek, chuyến đi thành công của tàu Baltica cho thấy tuyến hàng hải này an toàn và có hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm một nửa thời gian và 15% giá thành vận chuyển so với việc vận chuyển theo tuyến hàng hải qua kênh đào Suez (Ai Cập).
Tuyến hàng hải qua Biển Bắc từ cảng Murmansk của Nga tới thành phố Thượng Hải của Trung Quốc dài 10.600km, trong khi hành trình giữa hai thành phố cảng này qua kênh đào Suez phải vượt tới 17.700km.
Do khoảng cách ngắn hơn rất nhiều, chỉ riêng số nhiên liệu tiết kiệm cho mỗi chuyến đi của một tàu chở dầu qua Biển Bắc cũng đã lên tới khoảng 1 triệu USD.
Hai tàu phá băng chỉ cần mở đường cho tầu Baltica chạy qua đoạn mặt biển đóng băng dài khoảng 4.000km từ Murmansk tới cảng Pevek ở vùng biển Chukotsk, sau đó tàu Baltica sẽ tự mình tiếp tục cuộc hành trình tới Trung Quốc do mặt biển ở đoạn còn lại không đóng băng.
Dự tính vào năm tới, Novotek sẽ tăng cường vận chuyển khí đốt hóa lỏng qua Biển Bắc tới các thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc.
Việc mở tuyến vận chuyển này sẽ cho phép công ty xây dựng một nhà máy sản xuất khí đốt hóa lỏng tại khu vực giàu khí đốt tự nhiên trên bán đảo Yamal ở vùng Đông-Bắc của Nga./.
Tàu chở dầu Baltica với trọng tải 114.564 tấn là tàu khổng lồ đầu tiên được hai tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân hộ tống đã chạy dọc theo vùng bờ biển đóng băng của Biển Bắc để chở khí đốt hóa lỏng tới Trung Quốc.
Trước đó, chỉ có những tàu nhỏ hơn, cỡ 14.000 tấn hoạt động trên tuyến đường biển này. Theo ông Leonid Mikhelson, giám đốc công ty khí đốt tự nhiên Novotek, chuyến đi thành công của tàu Baltica cho thấy tuyến hàng hải này an toàn và có hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm một nửa thời gian và 15% giá thành vận chuyển so với việc vận chuyển theo tuyến hàng hải qua kênh đào Suez (Ai Cập).
Tuyến hàng hải qua Biển Bắc từ cảng Murmansk của Nga tới thành phố Thượng Hải của Trung Quốc dài 10.600km, trong khi hành trình giữa hai thành phố cảng này qua kênh đào Suez phải vượt tới 17.700km.
Do khoảng cách ngắn hơn rất nhiều, chỉ riêng số nhiên liệu tiết kiệm cho mỗi chuyến đi của một tàu chở dầu qua Biển Bắc cũng đã lên tới khoảng 1 triệu USD.
Hai tàu phá băng chỉ cần mở đường cho tầu Baltica chạy qua đoạn mặt biển đóng băng dài khoảng 4.000km từ Murmansk tới cảng Pevek ở vùng biển Chukotsk, sau đó tàu Baltica sẽ tự mình tiếp tục cuộc hành trình tới Trung Quốc do mặt biển ở đoạn còn lại không đóng băng.
Dự tính vào năm tới, Novotek sẽ tăng cường vận chuyển khí đốt hóa lỏng qua Biển Bắc tới các thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc.
Việc mở tuyến vận chuyển này sẽ cho phép công ty xây dựng một nhà máy sản xuất khí đốt hóa lỏng tại khu vực giàu khí đốt tự nhiên trên bán đảo Yamal ở vùng Đông-Bắc của Nga./.
Phạm Thảo (Vietnam+)