Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) cho biết đêm 6/8, nước này đã phóng hai vệ tinh viễn thông bằng tên lửa đẩy Proton-M từ trung tâm vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.
Hình ảnh trực tiếp từ Roscosmos cho thấy tên lửa Proton rời bệ phóng lúc 23 giờ 31 phút giờ Mátxcơva (19 giờ 31 phút GMT).
Theo kế hoạch, vệ tinh Telkom 3 của Indonesian tách khỏi tầng trên của tên lửa vào lúc 8 giờ 44 phút giờ Mátxcơva (4 giờ 44 phút GMT) ngày 7/8, trong khi vệ tinh Express MD2 của Nga tách ra vào lúc 9 giờ 14 phút giờ Mátxcơva (5 giờ 14 phút GMT) cùng ngày.
Roscosmos cho hay vệ tinh Telkom 3 nặng 1,8 tấn với tuổi thọ 15 năm, được phát triển bởi Công ty Information Satellite Systems-Reshetnev của Nga. Thiết bị này sẽ cung cấp các dịch vụ phát sóng và liên lạc cho Indonesia đồng thời tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của nước này.
Trong khi đó, vệ tinh Express MD2 với tuổi thọ 10 năm, do Nga và Pháp hợp tác phát triển, sẽ cung cấp các dịch vụ phát sóng, liên lạc, Internet và các dịch vụ khác cho các vùng Viễn Đông và Nam Siberia của Nga.
Đây là lần phóng thứ sáu của tên lửa Proton trong năm 2012 và là lần thứ 387 trong lịch sử tên lửa này./.
Hình ảnh trực tiếp từ Roscosmos cho thấy tên lửa Proton rời bệ phóng lúc 23 giờ 31 phút giờ Mátxcơva (19 giờ 31 phút GMT).
Theo kế hoạch, vệ tinh Telkom 3 của Indonesian tách khỏi tầng trên của tên lửa vào lúc 8 giờ 44 phút giờ Mátxcơva (4 giờ 44 phút GMT) ngày 7/8, trong khi vệ tinh Express MD2 của Nga tách ra vào lúc 9 giờ 14 phút giờ Mátxcơva (5 giờ 14 phút GMT) cùng ngày.
Roscosmos cho hay vệ tinh Telkom 3 nặng 1,8 tấn với tuổi thọ 15 năm, được phát triển bởi Công ty Information Satellite Systems-Reshetnev của Nga. Thiết bị này sẽ cung cấp các dịch vụ phát sóng và liên lạc cho Indonesia đồng thời tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của nước này.
Trong khi đó, vệ tinh Express MD2 với tuổi thọ 10 năm, do Nga và Pháp hợp tác phát triển, sẽ cung cấp các dịch vụ phát sóng, liên lạc, Internet và các dịch vụ khác cho các vùng Viễn Đông và Nam Siberia của Nga.
Đây là lần phóng thứ sáu của tên lửa Proton trong năm 2012 và là lần thứ 387 trong lịch sử tên lửa này./.
Huy Lê (Vietnam+)