Trạm liên hành tinh tự động "Phobos-Grunt" được Nga phóng vào vũ trụ bằng tên lửa đẩy Zenit ngày 9/11 từ Trung tâm vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan với mục đích chính là lấy mẫu đất từ vệ tinh Phobos của sao Hỏa, đã gặp sự cố.
Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) Vladimir Popovkin cùng ngày cho biết sau khi tách thành công khỏi tên lửa đẩy, do các thiết bị động cơ không hoạt động nên trạm "Phobos-Grunt" đã đi chệch quĩ đạo bay hướng đến sao Hỏa và mất liên lạc với mặt đất.
Trong khi đó, giới chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ của Mỹ cho rằng Nga vẫn còn có khả năng khôi phục kiểm soát sự di chuyển của trạm "Phobos-Grunt", vì hiện các bình xăng của trạm này vẫn còn đầy và trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng pin Mặt Trời.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cảnh báo rằng trong trường hợp không khôi phục được sự kiểm soát này, trạm "Phobos-Grunt" sẽ rơi khỏi quĩ đạo và trở thành thiết bị vũ trụ nguy hiểm nhất khi nó rơi xuống mặt đất, bởi vì trạm này chứa nhiều tấn nhiên liệu độc hại./.
Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) Vladimir Popovkin cùng ngày cho biết sau khi tách thành công khỏi tên lửa đẩy, do các thiết bị động cơ không hoạt động nên trạm "Phobos-Grunt" đã đi chệch quĩ đạo bay hướng đến sao Hỏa và mất liên lạc với mặt đất.
Trong khi đó, giới chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ của Mỹ cho rằng Nga vẫn còn có khả năng khôi phục kiểm soát sự di chuyển của trạm "Phobos-Grunt", vì hiện các bình xăng của trạm này vẫn còn đầy và trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng pin Mặt Trời.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cảnh báo rằng trong trường hợp không khôi phục được sự kiểm soát này, trạm "Phobos-Grunt" sẽ rơi khỏi quĩ đạo và trở thành thiết bị vũ trụ nguy hiểm nhất khi nó rơi xuống mặt đất, bởi vì trạm này chứa nhiều tấn nhiên liệu độc hại./.
(TTXVN/Vietnam+)