Ngắm họa tiết rồng 5 móng trên bộ bát đĩa hoa lam ngự dụng thời Lê sơ

Bộ 7 bát đĩa gốm hoa lam, trang trí rồng 5 móng, được sản xuất riêng cho vua thời Lê sơ (thế kỷ 15-16) sử dụng. Tất cả hiện vật được khai quật năm 2002, tại khu di tích 18 Hoàng Diệu, Hà Nội.
Ngắm họa tiết rồng 5 móng trên bộ bát đĩa hoa lam ngự dụng thời Lê sơ ảnh 1Ngày 30/1/2023, bộ bát, đĩa hoa lam ngự dụng thời Lê sơ đã được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định công nhận là Bảo vật Quốc gia. Bộ sưu tập gồm bảy chiếc với hai chiếc bát và năm chiếc đĩa, từng là đồ dùng của nhà vua và thân quyến ở kinh thành Thăng Long. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngắm họa tiết rồng 5 móng trên bộ bát đĩa hoa lam ngự dụng thời Lê sơ ảnh 2 Bộ đĩa gồm 5 chiếc chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất gồm 4 đĩa lòng sâu có hình dáng tương tự nhau, đều hình cầu, thân uốn cong, miệng loe rộng, men trắng dày phủ kín trong ngoài, mặt ngoài vẽ đôi rồng, lòng đĩa cũng vẽ rồng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngắm họa tiết rồng 5 móng trên bộ bát đĩa hoa lam ngự dụng thời Lê sơ ảnh 3 Hình ảnh rồng uy vũ cuộn tròn được vẽ trên đĩa, có 4 chân thể hiện tư thế như đang đạp vào mây với các bắp cơ nổi khối, 5 ngón chân giang rộng với 5 móng sắc nhọn. Đầu rồng ngẩng cao, miệng nhả ngọc, thân uốn thành nhiều khúc. Rồng là sức mạnh thần thánh, là biểu tượng của đế vương. Nó tượng trưng cho vị thế độc tôn của vua chúa và thể hiện quyền lực tối cao của Hoàng đế. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngắm họa tiết rồng 5 móng trên bộ bát đĩa hoa lam ngự dụng thời Lê sơ ảnh 4Nhóm thứ hai gồm 1 chiếc là loại đĩa lòng nông, dáng hình cầu, bên ngoài vẽ đôi rồng, trong lòng có chữ 'kính', dưới đáy có chữ 'trù' tức là 'bếp'. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngắm họa tiết rồng 5 móng trên bộ bát đĩa hoa lam ngự dụng thời Lê sơ ảnh 5Để tạo ra các sản phẩm có xương gốm chắc, men dày và trong, hoa văn tinh xảo, nguyên liệu làm bát đĩa phải được lựa chọn cẩn thận. Gốm hoa lam làm từ đất sét trắng được gạn lọc kỹ tạp chất cho xương đất thật mịn, sau đó chuốt dáng trên bàn xoay, nung từng chiếc riêng ở nhiệt độ cao để xương đất chớm cháy, cho ra kết cấu gốm chặt chẽ lại mịn màng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngắm họa tiết rồng 5 móng trên bộ bát đĩa hoa lam ngự dụng thời Lê sơ ảnh 6Hoa văn trên gốm hoa lam được vẽ bằng bút lông sau đó phủ men để đảm bảo được độ bóng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngắm họa tiết rồng 5 móng trên bộ bát đĩa hoa lam ngự dụng thời Lê sơ ảnh 7Hoa văn đôi rồng đang bay lượn và nối đuôi nhau theo chiều kim đồng hồ được vẽ trên bát. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngắm họa tiết rồng 5 móng trên bộ bát đĩa hoa lam ngự dụng thời Lê sơ ảnh 8 Nhóm bảo vật này cho thấy sự chân thực, sâu sắc hơn về nhu cầu thẩm mỹ, tính vượt trội trong nghệ thuật trang trí đồ gốm sứ dành riêng cho các bậc đế vương. Hiện bộ bát đĩa hoa lam ngự dụng thời Lê sơ hiện đang được trưng bày tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục