Ngày 2/11, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) đã bất ngờ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản lên 4,75% sau sáu tháng đóng băng, nhằm tránh gia tăng lạm phát do sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực khai mỏ.
Thống đốc RBA Glenn Stevens nói cán cân rủi ro đã tới điểm mà việc thắt chặt chính sách tiền tệ sớm, ở mức vừa phải là điều cần thiết.
Ông Stevens cho rằng Australia khó tránh khỏi một cú sốc do sự bùng nổ kinh tế, khi các điều kiện thương mại - được xác định bằng giá trị xuất khẩu so với nhập khẩu - ở mức cao nhất kể từ những năm 50 của thế kỷ trước đang làm gia tăng sự giàu có của nước này.
Hầu hết các nhà kinh tế dự đoán RBA sẽ duy trì lãi suất trong tháng thứ 6 liên tiếp, khi tỷ lệ lạm phát ở nước này gần đây vẫn ở mức thấp.
Các số liệu công bố tuần trước cho thấy lạm phát ở Australia trong quý III/2010 ở mức 2,4%, nằm trong giới hạn 2-3% mà RBA đặt ra. Tuy nhiên, ông Stevens cho biết mặc dù giá cả đang giảm, song lạm phát có thể sẽ tăng trở lại trong trung hạn.
Sau thông báo của RBA, đồng dollar Australia (AUD), vốn được hưởng lợi khi lãi suất trong nước ở mức cao trong lúc lãi suất ở Mỹ và châu Âu đang ở mức thấp kỷ lục, đã tăng giá mạnh lên 99,80 xu Mỹ.
Thị trường chứng khoán nước này cũng đóng cửa ở mức cao hơn, với chỉ số S&P/ASX200 tăng 2,9 điểm, hay 0,06%, lên 4.701,4 điểm.
Australia đã dẫn đầu các nước phương Tây trong việc tăng lãi suất sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, với 6 lần điều chỉnh kể từ tháng 10/2009-5/2010.
Australia là một trong số ít quốc gia phát triển không bị rơi vào suy thoái sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhờ các biện pháp kích thích kinh tế, các ngân hàng ít gặp rủi ro và nhu cầu mạnh mẽ đối với hàng hóa của nước này từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
RBA cho rằng kinh tế Australia đang tăng trưởng mạnh mẽ, với động lực là sự bùng nổ trong lĩnh vực khai mỏ. Các cường quốc châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ cũng như các nước phát triển như Hàn Quốc và Nhật Bản có nhu cầu rất lớn đối với các nguyên liệu thô của Australia như quặng sắt và than đá.
RBA nhận định sự bất ổn trên các thị trường tài chính toàn cầu đầu năm nay đã dịu bớt. Đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu có thể sẽ chậm lại trong năm tới, khi sự phục hồi mạnh mẽ ở các nước đang nổi sẽ hướng tới một tốc độ ổn định hơn, trong khi đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ và châu Âu vẫn khiêm tốn./.
Thống đốc RBA Glenn Stevens nói cán cân rủi ro đã tới điểm mà việc thắt chặt chính sách tiền tệ sớm, ở mức vừa phải là điều cần thiết.
Ông Stevens cho rằng Australia khó tránh khỏi một cú sốc do sự bùng nổ kinh tế, khi các điều kiện thương mại - được xác định bằng giá trị xuất khẩu so với nhập khẩu - ở mức cao nhất kể từ những năm 50 của thế kỷ trước đang làm gia tăng sự giàu có của nước này.
Hầu hết các nhà kinh tế dự đoán RBA sẽ duy trì lãi suất trong tháng thứ 6 liên tiếp, khi tỷ lệ lạm phát ở nước này gần đây vẫn ở mức thấp.
Các số liệu công bố tuần trước cho thấy lạm phát ở Australia trong quý III/2010 ở mức 2,4%, nằm trong giới hạn 2-3% mà RBA đặt ra. Tuy nhiên, ông Stevens cho biết mặc dù giá cả đang giảm, song lạm phát có thể sẽ tăng trở lại trong trung hạn.
Sau thông báo của RBA, đồng dollar Australia (AUD), vốn được hưởng lợi khi lãi suất trong nước ở mức cao trong lúc lãi suất ở Mỹ và châu Âu đang ở mức thấp kỷ lục, đã tăng giá mạnh lên 99,80 xu Mỹ.
Thị trường chứng khoán nước này cũng đóng cửa ở mức cao hơn, với chỉ số S&P/ASX200 tăng 2,9 điểm, hay 0,06%, lên 4.701,4 điểm.
Australia đã dẫn đầu các nước phương Tây trong việc tăng lãi suất sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, với 6 lần điều chỉnh kể từ tháng 10/2009-5/2010.
Australia là một trong số ít quốc gia phát triển không bị rơi vào suy thoái sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhờ các biện pháp kích thích kinh tế, các ngân hàng ít gặp rủi ro và nhu cầu mạnh mẽ đối với hàng hóa của nước này từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
RBA cho rằng kinh tế Australia đang tăng trưởng mạnh mẽ, với động lực là sự bùng nổ trong lĩnh vực khai mỏ. Các cường quốc châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ cũng như các nước phát triển như Hàn Quốc và Nhật Bản có nhu cầu rất lớn đối với các nguyên liệu thô của Australia như quặng sắt và than đá.
RBA nhận định sự bất ổn trên các thị trường tài chính toàn cầu đầu năm nay đã dịu bớt. Đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu có thể sẽ chậm lại trong năm tới, khi sự phục hồi mạnh mẽ ở các nước đang nổi sẽ hướng tới một tốc độ ổn định hơn, trong khi đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ và châu Âu vẫn khiêm tốn./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)