Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) ngày 17/1 cho biết trong năm tài khóa 2012, lợi nhuận của ngân hàng này ước đạt 6 tỷ franc Thụy Sĩ (6,4 tỷ USD) và đây sẽ là năm thứ hai liên tiếp SNB có được mức tăng lợi nhuận, sau khi thua lỗ tới 21 tỷ franc trong năm 2010 chủ yếu do hoạt động ngoại hối.
Trong ba năm qua, SNB đã in thêm đồng franc để mua đồng euro và các ngoại tệ khác, khiến danh mục tài sản nước ngoài của Thụy Sĩ tăng gấp bốn lần so với đầu năm 2010.
Nếu giá trị của đồng euro tăng lên thì SNB kiếm được lợi và ngược lại, tài sản của SNB sẽ bị bay hơi nếu giá trị của đồng euro bị giảm 10%. Lợi nhuận của SNB đặt cược vào tiền tệ của nước ngoài và điều đó thực sự có nhiều rủi ro.
SNB không phải là không biết điều đó nhưng ngân hàng này không có sự lựa chọn. Nếu để đồng franc tiếp tục tăng giá mạnh thì có lẽ rủi ro sẽ còn lớn hơn. Hiện tại, lĩnh vực xuất khẩu đóng góp khoảng một nửa GDP của Thụy Sĩ và Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) là khách hàng lớn nhất.
SNB đã bắt đầu bán đồng franc năm 2009 khi tỷ giá lúc đó là 1,5 franc đổi 1 euro. Nhưng đồng franc tiếp tục tăng giá khiến SNB bị thua lỗ nặng nề. Đến tháng 8/2011, giới đầu tư tiền tệ tin tưởng vào sự ổn định kinh tế của Thụy Sĩ đã đẩy đồng franc tăng tới 20% so với đồng euro chỉ trong vài tháng. Việc tỷ giá đồng franc đổi ngang giá với đồng euro khi đó đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với giới lãnh đạo doanh nghiệp và chính phủ Thụy Sĩ.
Hồi tháng 9/2011, SNB đã đặt ra mục tiêu giữ tỷ giá đồng nội tệ ở mức 1,2 franc đổi 1 euro nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà xuất khẩu và đồng franc được duy trì quanh ngưỡng trên trong khoảng 16 tháng.
Mặc dù chậm lại song kinh tế Thụy Sĩ vẫn tăng trưởng. Trong khi đó, kinh tế Khu vực đồng euro (Eurozone) lại bị suy giảm.
Do nắm giữ nhiều đồng euro và các ngoại tệ khác, ngân hàng trung ương Thụy Sĩ rất dễ bị tổn thương trước những biến động của tỷ giá hối đoái. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể in USD và mua các tài sản mệnh giá đồng USD để phòng ngừa rủi ro, nhưng SNB không thể làm như vậy bởi vì không có đủ trái phiếu chính phủ Thụy Sĩ hay các tài sản mệnh giá đồng franc khác để mua.
SNB buộc phải mua hàng chục tỷ euro và kết quả là tỷ lệ euro do SNB nắm giữ cũng tăng vọt trong quý 2/2012, từ 51% lên 60%. Giới phân tích cho rằng, SNB lúc đó đã phải chi khoảng 3 tỷ franc để mua euro mỗi ngày - động thái nhằm bảo vệ đồng franc nhưng gây tác động không nhỏ đến thị trường ngoại hối toàn cầu.
Không giống như các nhà đầu tư tư nhân lớn khác, SNB không thể ngừa được hết những rủi ro ngoại hối. Song để hạn chế nắm giữ quá nhiều euro, SNB chuyển sang mua thêm USD, bảng Anh, đôla Australia và thậm chí cả đồng won Hàn Quốc.
Tính đến cuối tháng 9/2012, 48% dự trữ ngoại hối của SNB là bằng đồng euro, 28% là USD và 24% bằng các đồng tiền khác. Dự trữ ngoại hối của SNB trong tháng 12/2012 ước đạt trị giá 427 tỷ franc.
Theo các nhà phân tích, mức báo cáo lợi nhuận 6 tỷ franc trong tài khóa 2012 phản ánh mức thua lỗ trong quý cuối cùng của năm 2012. Trước đó, mức lợi nhuận của SNB trong 9 tháng đầu tài khóa 2012 đã lên tới 16,9 tỷ franc./.
Trong ba năm qua, SNB đã in thêm đồng franc để mua đồng euro và các ngoại tệ khác, khiến danh mục tài sản nước ngoài của Thụy Sĩ tăng gấp bốn lần so với đầu năm 2010.
Nếu giá trị của đồng euro tăng lên thì SNB kiếm được lợi và ngược lại, tài sản của SNB sẽ bị bay hơi nếu giá trị của đồng euro bị giảm 10%. Lợi nhuận của SNB đặt cược vào tiền tệ của nước ngoài và điều đó thực sự có nhiều rủi ro.
SNB không phải là không biết điều đó nhưng ngân hàng này không có sự lựa chọn. Nếu để đồng franc tiếp tục tăng giá mạnh thì có lẽ rủi ro sẽ còn lớn hơn. Hiện tại, lĩnh vực xuất khẩu đóng góp khoảng một nửa GDP của Thụy Sĩ và Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) là khách hàng lớn nhất.
SNB đã bắt đầu bán đồng franc năm 2009 khi tỷ giá lúc đó là 1,5 franc đổi 1 euro. Nhưng đồng franc tiếp tục tăng giá khiến SNB bị thua lỗ nặng nề. Đến tháng 8/2011, giới đầu tư tiền tệ tin tưởng vào sự ổn định kinh tế của Thụy Sĩ đã đẩy đồng franc tăng tới 20% so với đồng euro chỉ trong vài tháng. Việc tỷ giá đồng franc đổi ngang giá với đồng euro khi đó đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với giới lãnh đạo doanh nghiệp và chính phủ Thụy Sĩ.
Hồi tháng 9/2011, SNB đã đặt ra mục tiêu giữ tỷ giá đồng nội tệ ở mức 1,2 franc đổi 1 euro nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà xuất khẩu và đồng franc được duy trì quanh ngưỡng trên trong khoảng 16 tháng.
Mặc dù chậm lại song kinh tế Thụy Sĩ vẫn tăng trưởng. Trong khi đó, kinh tế Khu vực đồng euro (Eurozone) lại bị suy giảm.
Do nắm giữ nhiều đồng euro và các ngoại tệ khác, ngân hàng trung ương Thụy Sĩ rất dễ bị tổn thương trước những biến động của tỷ giá hối đoái. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể in USD và mua các tài sản mệnh giá đồng USD để phòng ngừa rủi ro, nhưng SNB không thể làm như vậy bởi vì không có đủ trái phiếu chính phủ Thụy Sĩ hay các tài sản mệnh giá đồng franc khác để mua.
SNB buộc phải mua hàng chục tỷ euro và kết quả là tỷ lệ euro do SNB nắm giữ cũng tăng vọt trong quý 2/2012, từ 51% lên 60%. Giới phân tích cho rằng, SNB lúc đó đã phải chi khoảng 3 tỷ franc để mua euro mỗi ngày - động thái nhằm bảo vệ đồng franc nhưng gây tác động không nhỏ đến thị trường ngoại hối toàn cầu.
Không giống như các nhà đầu tư tư nhân lớn khác, SNB không thể ngừa được hết những rủi ro ngoại hối. Song để hạn chế nắm giữ quá nhiều euro, SNB chuyển sang mua thêm USD, bảng Anh, đôla Australia và thậm chí cả đồng won Hàn Quốc.
Tính đến cuối tháng 9/2012, 48% dự trữ ngoại hối của SNB là bằng đồng euro, 28% là USD và 24% bằng các đồng tiền khác. Dự trữ ngoại hối của SNB trong tháng 12/2012 ước đạt trị giá 427 tỷ franc.
Theo các nhà phân tích, mức báo cáo lợi nhuận 6 tỷ franc trong tài khóa 2012 phản ánh mức thua lỗ trong quý cuối cùng của năm 2012. Trước đó, mức lợi nhuận của SNB trong 9 tháng đầu tài khóa 2012 đã lên tới 16,9 tỷ franc./.
Tố Uyên (TTXVN)