Báo Liên hợp Buổi sáng của Singapore ngày 16/2 đăng bài của nhà nghiên cứu Dị Hiến Dung - thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài chính, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc - cho rằng áp lực lạm phát đối với Trung Quốc trong năm 2011 là rất lớn, đặc biệt là khi chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) tháng 1/2011 của nước này bắt đầu tăng trở lại.
Việc Trung Quốc muốn đưa tỉ lệ lạm phát khá cao về mức hợp lý không phải đơn giản.
Thứ nhất, vấn đề cốt lõi nhất của việc lạm phát leo thang ở Trung Quốc là do những năm gần đây Trung Quốc phát hành tiền tệ quá nhiều, tăng trưởng tín dụng quá nhanh. Bắt đầu từ tháng 11/2008-12/2010, tăng trưởng tín dụng ngân hàng của Trung Quốc đã đạt 18.750 tỷ Nhân dân tệ.
Nếu cộng thêm các giao dịch nghiệp vụ ngoài bảng của ngân hàng (năm 2010 ước tính khoảng 3.000 tỷ Nhân dân tệ), tăng trưởng tín dụng giai đoạn này của Trung Quốc ước đạt 24.000 tỷ Nhân dân tệ.
Trong khi đó, ước tính GDP của Trung Quốc thời gian đó chỉ khoảng 76.000 tỷ Nhân dân tệ. Con số này dưới thời Chu Dung Cơ làm Thủ tướng là 49.800 tỉ Nhân dân tệ. Như vậy, Trung Quốc rơi vào cảnh trong khi tăng trưởng kinh tế thực tế chỉ là 152% thì tăng trưởng phát hành đã đạt mức 358%. Dùng nhiều tiền hơn để mua ít hàng hóa hơn khiến vật giá ở Trung Quốc leo thang.
Đứng trước tình trạng lưu thông tiền tệ lan tràn, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bắt đầu thay đổi. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ ổn định thận trọng của Trung Quốc không thể thắt chặt nhanh được. Cho nên, tình trạng lưu thông tiền tệ lan tràn trên thị trường Trung Quốc không thể được khắc phục trong thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, có thể thấy rõ rằng các ngân hàng thương mại của Trung Quốc được lợi nhiều nhất trong sự gia tăng mạnh mẽ của tín dụng ngân hàng. Mấy năm gần đây, sở dĩ các ngân hàng thương mại Trung Quốc không phải chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, không ngừng đạt lợi nhuận cao là do quy mô tín dụng tăng trưởng nhanh.
Trước sức hút mạnh mẽ về cơ chế lợi ích đó, chính sách tiền tệ ổn định thận trọng của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc rất dễ bị các ngân hàng thương mại hóa giải bằng các phương thức khác nhau.
Vì thế, năm 2011, Trung Quốc muốn thắt chặt tín dụng ngân hàng toàn diện không phải là việc dễ. Tăng trưởng tín dụng không giảm, liệu sự lưu thông tiền tệ lan tràn có thể trở lại trạng thái bình thường?
Thứ hai, do lưu thông tiền tệ tràn lan nên nhất định phải tìm đường thoát. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Trung Quốc bấp bênh và giá bất động sản ở Trung Quốc 10 năm qua chỉ tăng chứ không giảm (đây là hậu quả của chính sách nhà đất sai lầm của chính phủ), đương nhiên, một lượng lớn tiền lưu thông sẽ đổ vào thị trường nhà đất và không chỉ các doanh nghiệp, cá nhân, mà các chính quyền địa phương cũng làm như vậy.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Chỉ tiêu Nhà đất Trung Quốc, năm 2009 giá nhà ở không ít thành phố cấp 1 tăng tới 100%, năm 2010, giá nhà ở 70 thành phố cỡ lớn và cỡ vừa tăng trên 30%.
Tỷ trọng của ngành bất động sản trong nền kinh tế quốc dân cao như vậy, việc giá nhà tăng sẽ kéo theo sự gia tăng giá toàn diện trong đời sống kinh tế. Do đó, trong bối cảnh giá nhà ở Trung Quốc tăng toàn diện, nếu chỉ kiểm soát giá thực phẩm thì không thể làm giá hàng tiêu dùng giảm. Có thể nói trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc hiện nay, chỉ cần giá nhà tiếp tục tăng, áp lực lạm phát sẽ không thể giảm.
Thứ ba, CPI tháng 12/2010 của Trung Quốc giảm, là do trong thời gian ngắn, Chính phủ Trung Quốc đã trực tiếp can thiệp vào giá thực phẩm và giá nông sản. Bước sang tháng 1/2011, giá các loại rau trên thị trường lại bắt đầu tăng toàn diện, đó là do giá nông sản lần này tăng nhanh không xuất phát từ sự thay đổi trong quan hệ cung cầu nông sản. Quan hệ cung cầu này về cơ bản không thay đổi.
Sự can thiệp của chính quyền làm giá cả giảm đôi chút, nhưng khi sự can thiệp đó không còn nữa, giá nông sản lập tức tăng trở lại. Hơn nữa, giá nông phẩm tăng không chỉ chịu tác động của giá nhà tăng mà còn được hỗ trợ bởi tình hình thời tiết, thiên tai khắc nghiệt ở trong và ngoài Trung Quốc. Có thể nói, giá nông sản tăng là điều tốt vì nó có lợi cho việc nâng cao toàn diện mức thu nhập của nông dân, nhưng áp lực lạm phát thì không thể xem nhẹ.
Ngoài ra, khả năng Mỹ và các nước phát triển tiếp tục thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ làm cho lưu thông tiền tệ trên thị trường quốc tế thêm tràn lan. Điều này không chỉ gây ra sự gia tăng toàn diện về giá cả của các loại hàng hóa chủ yếu trên thị trường quốc tế như dầu mỏ, làm đồng USD giảm giá, mà còn tác động tới giá hàng hóa ở Trung Quốc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra áp lực lạm phát của Trung Quốc.
Do áp lực lạm phát lớn, chính sách tiền tệ ổn định thận trọng của Trung Quốc sẽ đi tới đâu? Vấn đề này xem ra khó xác định trong năm 2011. Thêm vào đó là việc tín dụng của chính sách tiền tệ của Trung Quốc không có sự lượng hóa, nên tính không xác định của chính sách tiền tệ của Trung Quốc càng tăng lên. Trong bối cảnh này, sự lo lắng của thị trường đối với áp lực lạm phát rất dễ được phản ánh vào thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Tóm lại, áp lực lạm phát của Trung Quốc năm 2011 là không thể xem nhẹ, nó sẽ đi tới đâu, phần nhiều phụ thuộc vào việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ra tay thực hiện chính sách tiền tệ như thế nào./.
Việc Trung Quốc muốn đưa tỉ lệ lạm phát khá cao về mức hợp lý không phải đơn giản.
Thứ nhất, vấn đề cốt lõi nhất của việc lạm phát leo thang ở Trung Quốc là do những năm gần đây Trung Quốc phát hành tiền tệ quá nhiều, tăng trưởng tín dụng quá nhanh. Bắt đầu từ tháng 11/2008-12/2010, tăng trưởng tín dụng ngân hàng của Trung Quốc đã đạt 18.750 tỷ Nhân dân tệ.
Nếu cộng thêm các giao dịch nghiệp vụ ngoài bảng của ngân hàng (năm 2010 ước tính khoảng 3.000 tỷ Nhân dân tệ), tăng trưởng tín dụng giai đoạn này của Trung Quốc ước đạt 24.000 tỷ Nhân dân tệ.
Trong khi đó, ước tính GDP của Trung Quốc thời gian đó chỉ khoảng 76.000 tỷ Nhân dân tệ. Con số này dưới thời Chu Dung Cơ làm Thủ tướng là 49.800 tỉ Nhân dân tệ. Như vậy, Trung Quốc rơi vào cảnh trong khi tăng trưởng kinh tế thực tế chỉ là 152% thì tăng trưởng phát hành đã đạt mức 358%. Dùng nhiều tiền hơn để mua ít hàng hóa hơn khiến vật giá ở Trung Quốc leo thang.
Đứng trước tình trạng lưu thông tiền tệ lan tràn, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bắt đầu thay đổi. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ ổn định thận trọng của Trung Quốc không thể thắt chặt nhanh được. Cho nên, tình trạng lưu thông tiền tệ lan tràn trên thị trường Trung Quốc không thể được khắc phục trong thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, có thể thấy rõ rằng các ngân hàng thương mại của Trung Quốc được lợi nhiều nhất trong sự gia tăng mạnh mẽ của tín dụng ngân hàng. Mấy năm gần đây, sở dĩ các ngân hàng thương mại Trung Quốc không phải chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, không ngừng đạt lợi nhuận cao là do quy mô tín dụng tăng trưởng nhanh.
Trước sức hút mạnh mẽ về cơ chế lợi ích đó, chính sách tiền tệ ổn định thận trọng của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc rất dễ bị các ngân hàng thương mại hóa giải bằng các phương thức khác nhau.
Vì thế, năm 2011, Trung Quốc muốn thắt chặt tín dụng ngân hàng toàn diện không phải là việc dễ. Tăng trưởng tín dụng không giảm, liệu sự lưu thông tiền tệ lan tràn có thể trở lại trạng thái bình thường?
Thứ hai, do lưu thông tiền tệ tràn lan nên nhất định phải tìm đường thoát. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Trung Quốc bấp bênh và giá bất động sản ở Trung Quốc 10 năm qua chỉ tăng chứ không giảm (đây là hậu quả của chính sách nhà đất sai lầm của chính phủ), đương nhiên, một lượng lớn tiền lưu thông sẽ đổ vào thị trường nhà đất và không chỉ các doanh nghiệp, cá nhân, mà các chính quyền địa phương cũng làm như vậy.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Chỉ tiêu Nhà đất Trung Quốc, năm 2009 giá nhà ở không ít thành phố cấp 1 tăng tới 100%, năm 2010, giá nhà ở 70 thành phố cỡ lớn và cỡ vừa tăng trên 30%.
Tỷ trọng của ngành bất động sản trong nền kinh tế quốc dân cao như vậy, việc giá nhà tăng sẽ kéo theo sự gia tăng giá toàn diện trong đời sống kinh tế. Do đó, trong bối cảnh giá nhà ở Trung Quốc tăng toàn diện, nếu chỉ kiểm soát giá thực phẩm thì không thể làm giá hàng tiêu dùng giảm. Có thể nói trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc hiện nay, chỉ cần giá nhà tiếp tục tăng, áp lực lạm phát sẽ không thể giảm.
Thứ ba, CPI tháng 12/2010 của Trung Quốc giảm, là do trong thời gian ngắn, Chính phủ Trung Quốc đã trực tiếp can thiệp vào giá thực phẩm và giá nông sản. Bước sang tháng 1/2011, giá các loại rau trên thị trường lại bắt đầu tăng toàn diện, đó là do giá nông sản lần này tăng nhanh không xuất phát từ sự thay đổi trong quan hệ cung cầu nông sản. Quan hệ cung cầu này về cơ bản không thay đổi.
Sự can thiệp của chính quyền làm giá cả giảm đôi chút, nhưng khi sự can thiệp đó không còn nữa, giá nông sản lập tức tăng trở lại. Hơn nữa, giá nông phẩm tăng không chỉ chịu tác động của giá nhà tăng mà còn được hỗ trợ bởi tình hình thời tiết, thiên tai khắc nghiệt ở trong và ngoài Trung Quốc. Có thể nói, giá nông sản tăng là điều tốt vì nó có lợi cho việc nâng cao toàn diện mức thu nhập của nông dân, nhưng áp lực lạm phát thì không thể xem nhẹ.
Ngoài ra, khả năng Mỹ và các nước phát triển tiếp tục thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ làm cho lưu thông tiền tệ trên thị trường quốc tế thêm tràn lan. Điều này không chỉ gây ra sự gia tăng toàn diện về giá cả của các loại hàng hóa chủ yếu trên thị trường quốc tế như dầu mỏ, làm đồng USD giảm giá, mà còn tác động tới giá hàng hóa ở Trung Quốc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra áp lực lạm phát của Trung Quốc.
Do áp lực lạm phát lớn, chính sách tiền tệ ổn định thận trọng của Trung Quốc sẽ đi tới đâu? Vấn đề này xem ra khó xác định trong năm 2011. Thêm vào đó là việc tín dụng của chính sách tiền tệ của Trung Quốc không có sự lượng hóa, nên tính không xác định của chính sách tiền tệ của Trung Quốc càng tăng lên. Trong bối cảnh này, sự lo lắng của thị trường đối với áp lực lạm phát rất dễ được phản ánh vào thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Tóm lại, áp lực lạm phát của Trung Quốc năm 2011 là không thể xem nhẹ, nó sẽ đi tới đâu, phần nhiều phụ thuộc vào việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ra tay thực hiện chính sách tiền tệ như thế nào./.
(TTXVN/Vietnam+)