Theo Bộ Công Thương, hiện nay các doanh nghiệp da giày đã ký được đơn hàng xuất khẩu cho cả năm 2011 và đang tiến hành đàm phán đơn hàng cho năm 2012.
Dự báo kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD của ngành da giày là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Thống kê đến thời điểm này, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm giày dép trong 9 tháng qua đã đạt 4,8 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Liên tiếp trong 4 tháng trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày thường xuyên đạt ở mức cao, dao động từ 550 đến 640 triệu USD/tháng.
Theo các chuyên gia thương mại, từ đầu năm đến nay ngành da giày luôn có sự tăng trưởng ổn định và da giày là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ ba sau dệt may và dầu thô.
Cùng đó, kim ngạch xuất khẩu da giày từ tháng 5 đến nay có sự gia tăng đột biến là do ảnh hưởng tích cực từ việc Ủy ban châu Âu (EC) đã chấm dứt thuế chống bán phá giá với sản phẩm giày mũ da Việt Nam.
Việc chấm dứt mức thuế này đã khiến nhiều nhà nhập khẩu dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc, vốn đang phải chịu thuế 16,5% với mặt hàng này sang Việt Nam.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp da giày đang đối mặt với khó khăn về thiếu lao động, các chi phí vận chuyển và dịch vụ tăng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất./
Dự báo kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD của ngành da giày là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Thống kê đến thời điểm này, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm giày dép trong 9 tháng qua đã đạt 4,8 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Liên tiếp trong 4 tháng trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày thường xuyên đạt ở mức cao, dao động từ 550 đến 640 triệu USD/tháng.
Theo các chuyên gia thương mại, từ đầu năm đến nay ngành da giày luôn có sự tăng trưởng ổn định và da giày là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ ba sau dệt may và dầu thô.
Cùng đó, kim ngạch xuất khẩu da giày từ tháng 5 đến nay có sự gia tăng đột biến là do ảnh hưởng tích cực từ việc Ủy ban châu Âu (EC) đã chấm dứt thuế chống bán phá giá với sản phẩm giày mũ da Việt Nam.
Việc chấm dứt mức thuế này đã khiến nhiều nhà nhập khẩu dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc, vốn đang phải chịu thuế 16,5% với mặt hàng này sang Việt Nam.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp da giày đang đối mặt với khó khăn về thiếu lao động, các chi phí vận chuyển và dịch vụ tăng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất./
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)