Nguồn nhân lực của ngành giáo dục đào tạo tỉnh Nam Định đang thiếu trầm trọng. Theo thống kê, toàn ngành hiện thiếu gần 1.200 cán bộ, giáo viên, trong đó giáo dục mầm non thiếu 925 người, chiếm tới 77%.
Nhiều trường học "có tiếng" của Nam Định như Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo, Tiểu học Trần Quốc Toản... ngoài thiếu cán bộ quản lý, giáo viên, còn phải đối mặt với tình trạng "chảy máu chất xám."
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Nam Định cho biết, chưa có giải pháp cụ thể tháo gỡ vấn đề dù ngành đã có kế hoạch tuyển dụng, thi tuyển, đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực theo nhiệm vụ, địa chỉ. Thêm vào đó, cơ chế chưa thực sự mở, chế độ còn hạn hẹp, chính sách chưa thỏa đáng, thiếu tính kế thừa đã tạo nên sự hụt hẫng nguồn nhân lực của ngành.
Đặc biệt, đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên đại học qua nhiều kỳ tuyển dụng vẫn không đủ cho nhu cầu của các đơn vị, trong khi đó cán bộ giỏi chuyên môn, có học vị cao đang có xu hướng xin chuyển công tác lên tuyến trên.
Từ nay đến giữa tháng 8, Nam Định phải tuyển bổ sung 264 giáo viên các cấp. Hiện, ngành giáo dục đào tạo tỉnh phối hợp với các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc tuyên truyền, kêu gọi sinh viên người Nam Định sau khi tốt nghiệp về xây dựng quê hương.
Bên cạnh việc tuyển thẳng toàn bộ sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm bậc mầm non, Nam Định ưu tiên xét tuyển những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, tuyển thẳng người có trình độ trên đại học; bố trí ngay sinh viên các trường sư phạm đỗ tốt nghiệp loại giỏi về Nam Định vào trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và các trường chất lượng cao...
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng thừa nhận, đó chỉ là giải pháp thuộc phần ngọn nên chưa giải quyết triệt để tình trạng thiếu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
Nam Định là tỉnh 15 năm dẫn đầu toàn quốc về chất lượng giáo dục, đào tạo. Toàn tỉnh hiện có trên 28.000 cán bộ quản lý, giáo viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục, đào tạo./.
Nhiều trường học "có tiếng" của Nam Định như Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo, Tiểu học Trần Quốc Toản... ngoài thiếu cán bộ quản lý, giáo viên, còn phải đối mặt với tình trạng "chảy máu chất xám."
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Nam Định cho biết, chưa có giải pháp cụ thể tháo gỡ vấn đề dù ngành đã có kế hoạch tuyển dụng, thi tuyển, đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực theo nhiệm vụ, địa chỉ. Thêm vào đó, cơ chế chưa thực sự mở, chế độ còn hạn hẹp, chính sách chưa thỏa đáng, thiếu tính kế thừa đã tạo nên sự hụt hẫng nguồn nhân lực của ngành.
Đặc biệt, đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên đại học qua nhiều kỳ tuyển dụng vẫn không đủ cho nhu cầu của các đơn vị, trong khi đó cán bộ giỏi chuyên môn, có học vị cao đang có xu hướng xin chuyển công tác lên tuyến trên.
Từ nay đến giữa tháng 8, Nam Định phải tuyển bổ sung 264 giáo viên các cấp. Hiện, ngành giáo dục đào tạo tỉnh phối hợp với các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc tuyên truyền, kêu gọi sinh viên người Nam Định sau khi tốt nghiệp về xây dựng quê hương.
Bên cạnh việc tuyển thẳng toàn bộ sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm bậc mầm non, Nam Định ưu tiên xét tuyển những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, tuyển thẳng người có trình độ trên đại học; bố trí ngay sinh viên các trường sư phạm đỗ tốt nghiệp loại giỏi về Nam Định vào trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và các trường chất lượng cao...
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng thừa nhận, đó chỉ là giải pháp thuộc phần ngọn nên chưa giải quyết triệt để tình trạng thiếu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
Nam Định là tỉnh 15 năm dẫn đầu toàn quốc về chất lượng giáo dục, đào tạo. Toàn tỉnh hiện có trên 28.000 cán bộ quản lý, giáo viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục, đào tạo./.
Mỹ Bình (TTXVN/Vietnam+)