Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner ngày 29/3 cảnh báo những thiệt hại ngày càng lớn trong lĩnh vực cho vay phát triển bất động sản thương mại tiếp tục là khó khăn không nhỏ đối với Mỹ, nhất là các ngân hàng quy mô vừa, nhưng ông cũng khẳng định thách thức này hoàn toàn có thể vượt qua.
Trong khi những thiệt hại trong lĩnh vực cho vay thế chấp đã gây ra cú sốc lớn đối với ngành ngân hàng Mỹ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu nổ ra vào năm 2008, hoạt động cho vay thương mại và phát triển chính là nhân tố khiến các ngân hàng vướng phải các khoản thua lỗ lớn trong những tháng gần đây.
Nợ xấu trong hoạt động cấp vốn vay cho các dự án thương mại, như xây dựng các cửa hàng và tổ hợp văn phòng, đang ngày càng tăng, do các tòa nhà bị bỏ không và nhiều công ty phát triển bất động sản bị vỡ nợ. Trong khi đó, các khoản vay như vậy đang chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cấp vốn vay của nhiều ngân hàng quy mô vừa và ngân hàng khu vực.
Theo Hội đồng Giám sát Quốc hội Mỹ, cơ quan thanh tra giám sát những nỗ lực của chính phủ trong việc bình ổn hệ thống tài chính, các ngân hàng nước này đang bị lỗ tới 300 tỷ USD liên quan tới các khoản vay cho mục đích phát triển bất động sản thương mại.
Sheila Bair, đứng đầu Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC), cho biết những thiệt hại trong lĩnh vực cho vay phát triển bất động sản thương mại có thể là nguyên nhân cơ bản dẫn tới những thất bại của ngành ngân hàng trong năm nay, với khả năng số lượng ngân hàng bị phá sản xẽ vượt con số 140 của năm 2009.
Tuy nhiên, ông Geithner cho rằng có một cách để quản lý những nguy cơ trong lĩnh vực cho vay thương mại là thông qua quỹ 30 tỷ USD mà Tổng thống Barrack Obama đề xuất nhằm cấp vốn cho các ngân hàng quy mô vừa và ngân hàng cộng đồng, nếu họ tăng cường các khoản vay dành cho khối doanh nghiệp nhỏ.
Chương trình này, hiện đang chờ được Quốc hội Mỹ thông qua, sẽ sử dụng số tiền mà các ngân hàng hoàn trả cho Chương trình Giảm nhẹ Tài sản xấu (TARP). Nhưng nhiều nhà lập pháp muốn 30 tỷ USD này được chuyển trực tiếp tới Cơ quan Doanh nghiệp Nhỏ liên bang, để cơ quan này sau đó sẽ quyết định doanh nghiệp nào được vay vốn.
Ông Geithner khẳng định chính quyền Tổng thống Obama rất lạc quan về triển vọng đạt được sự nhất trí với các đảng viên Cộng hòa về dự luật nhằm quản lý chặt chẽ hệ thống tài chính Mỹ, mở đường cho khả năng dự luật này sẽ được thông qua trong vòng vài tháng tới.
Ông cho rằng hệ thống tài chính Mỹ đã lành mạnh hơn nhiều so với ba năm trước, mặc dù nhiều thể chế vẫn đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, trong khi nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng nhanh hơn các nước khác./.
Trong khi những thiệt hại trong lĩnh vực cho vay thế chấp đã gây ra cú sốc lớn đối với ngành ngân hàng Mỹ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu nổ ra vào năm 2008, hoạt động cho vay thương mại và phát triển chính là nhân tố khiến các ngân hàng vướng phải các khoản thua lỗ lớn trong những tháng gần đây.
Nợ xấu trong hoạt động cấp vốn vay cho các dự án thương mại, như xây dựng các cửa hàng và tổ hợp văn phòng, đang ngày càng tăng, do các tòa nhà bị bỏ không và nhiều công ty phát triển bất động sản bị vỡ nợ. Trong khi đó, các khoản vay như vậy đang chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cấp vốn vay của nhiều ngân hàng quy mô vừa và ngân hàng khu vực.
Theo Hội đồng Giám sát Quốc hội Mỹ, cơ quan thanh tra giám sát những nỗ lực của chính phủ trong việc bình ổn hệ thống tài chính, các ngân hàng nước này đang bị lỗ tới 300 tỷ USD liên quan tới các khoản vay cho mục đích phát triển bất động sản thương mại.
Sheila Bair, đứng đầu Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC), cho biết những thiệt hại trong lĩnh vực cho vay phát triển bất động sản thương mại có thể là nguyên nhân cơ bản dẫn tới những thất bại của ngành ngân hàng trong năm nay, với khả năng số lượng ngân hàng bị phá sản xẽ vượt con số 140 của năm 2009.
Tuy nhiên, ông Geithner cho rằng có một cách để quản lý những nguy cơ trong lĩnh vực cho vay thương mại là thông qua quỹ 30 tỷ USD mà Tổng thống Barrack Obama đề xuất nhằm cấp vốn cho các ngân hàng quy mô vừa và ngân hàng cộng đồng, nếu họ tăng cường các khoản vay dành cho khối doanh nghiệp nhỏ.
Chương trình này, hiện đang chờ được Quốc hội Mỹ thông qua, sẽ sử dụng số tiền mà các ngân hàng hoàn trả cho Chương trình Giảm nhẹ Tài sản xấu (TARP). Nhưng nhiều nhà lập pháp muốn 30 tỷ USD này được chuyển trực tiếp tới Cơ quan Doanh nghiệp Nhỏ liên bang, để cơ quan này sau đó sẽ quyết định doanh nghiệp nào được vay vốn.
Ông Geithner khẳng định chính quyền Tổng thống Obama rất lạc quan về triển vọng đạt được sự nhất trí với các đảng viên Cộng hòa về dự luật nhằm quản lý chặt chẽ hệ thống tài chính Mỹ, mở đường cho khả năng dự luật này sẽ được thông qua trong vòng vài tháng tới.
Ông cho rằng hệ thống tài chính Mỹ đã lành mạnh hơn nhiều so với ba năm trước, mặc dù nhiều thể chế vẫn đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, trong khi nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng nhanh hơn các nước khác./.
Phương Thảo (Vietnam+)