Cùng với sức ép của việc tăng giá điện, giá xăng dầu, điều chỉnh tỷ giá VND/USD, giá bán than cho các hộ ximăng từ đầu tháng 4 lại tăng thêm 40% đã đè thêm gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp sản xuất ximăng.
Ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Hiệp hội ximăng Việt Nam cho biết hiện tại, tổng chi phí năng lượng đã chiếm tới từ 45% đến 50% giá thành sản xuất ximăng. Với việc xăng dầu tăng gần 18%, điện tăng 15,3%, than tăng 40% đã làm cho giá thành ximăng tăng thêm từ 10% đến 15%.
Mặt khác, việc tăng tỷ giá hối đoái VND/USD tới 9,3% và tăng lãi suất ngân hàng (có nhà máy ximăng phải vay vốn với lãi suất trên 20%/năm) đã gây khó khăn lớn cho các nhà máy ximăng, đặc biệt là các dự án ximăng đã đến thời hạn phải trả nợ.
Việc tăng tỷ giá VND/USD và lãi suất ngân hàng đã làm giá thành ximăng tăng thêm từ 12 đến 15%. Như vậy, các yếu tố điện, than, xăng dầu, tỷ giá và lãi suất ngân hàng đã làm giá thành ximăng phải tăng thêm từ 22 đến 30%.
Từ cuối năm 2010 đến nay, ngành ximăng đã không thể chịu đựng được sức ép của việc tăng giá than, điện, xăng dầu, tỷ giá hối đoái VND/USD, lãi suất vay ngân hàng... Nếu không điều chỉnh giá để bù đắp một phần chi phí do các yếu tố tăng giá nêu trên, thì ngành ximăng sẽ không thể tồn tại được, trước mắt là trong năm nay sẽ thiếu nguồn tiền để trả nợ vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Năm 2011, Tổng Công ty công nghiệp ximăng Việt Nam (Vicem) dự kiến phải trả nợ 3.200 tỷ đồng; nhà máy ximăng Cẩm Phả phải trả nợ 800 tỷ đồng... Vì vậy, các nhà máy buộc phải điều chỉnh giá để bù đắp một phần chi phí do giá các nguồn đầu vào nêu trên tăng.
Ông Thiện cho biết thêm, trong điều chỉnh giá lần này, tăng thêm 120.000 đồng/tấn (khoảng 10% giá thành), chưa có việc điều chỉnh lương cho người lao động mặc dầu lạm phát và chỉ số tiêu dùng tăng cao.
Theo ông Lê Văn Chung, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vicem, trong khoảng 10 năm trở lại đây, ximăng Việt Nam có giá bán thấp nhất trong khu vực ASEAN, luôn ở mức 50 USD/tấn hoặc dưới 50 USD/tấn, trong khi giá ximăng của các nước ASEAN trung bình từ 65 dến 75 USD/tấn.
Ngành ximăng luôn luôn có ý thức giữ thị trường ximăng ổn định về giá và nguồn cung để góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Từ năm 2008 đến nay, giá ximăng chỉ tăng từ 13% đến 15% trong khi đó giá than đã tăng hơn gấp 2 lần; giá điện, xăng dầu cũng đều tăng liên tục...
Một vấn đề nghiêm trọng hơn là cùng với việc tăng giá, ngành điện và than chỉ đảm bảo cung ứng 70% nhu cầu điện, than cho kế hoạch sản xuất ximăng. Hơn thế nữa, việc cắt điện nguồn sẽ phải ngừng lò nung clinker, gây ngưng trệ dây chuyền sản xuất và tổn thất lớn cho các nhà máy ximăng. Đáng lo ngại hơn cả là nếu điện, than chỉ bảo đảm 70% yêu cầu thì nguồn ximăng cho xây dựng sẽ thiếu hụt khoảng 30%.
Để tháo gỡ khó khăn về áp lực tăng giá đầu vào, ông Chung cho biết Vicem đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tích cực tìm mọi biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là tiết kiệm năng lượng.
Theo đó, cùng với việc rà soát lại các định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu như điện, than, xăng dầu, vỏ bao..., các nhà máy ximăng đã bố trí lại lịch vận hành của dây chuyền sản xuất, các thiết bị sử dụng nhiều điện năng như máy đập đá, máy nghiền liệu, nghiền ximăng... chỉ được hoạt động vào giờ thấp điểm.
Bên cạnh đó, Vicem khẩn trương đẩy nhanh tiến độ dự án tận dụng nhiệt thừa của lò nung clinker để phát điện tại nhà máy ximăng Hoàng Thạch và Tam Điệp.
Vicem phấn đấu đến năm 2014, tất cả các nhà máy ximăng trong Tổng Công ty đều có thiết bị sử dụng nhiệt thừa của lò nung clinker để phát điện, chủ động được từ 18% đến 20% lượng điện phục vụ cho sản xuất./.
Ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Hiệp hội ximăng Việt Nam cho biết hiện tại, tổng chi phí năng lượng đã chiếm tới từ 45% đến 50% giá thành sản xuất ximăng. Với việc xăng dầu tăng gần 18%, điện tăng 15,3%, than tăng 40% đã làm cho giá thành ximăng tăng thêm từ 10% đến 15%.
Mặt khác, việc tăng tỷ giá hối đoái VND/USD tới 9,3% và tăng lãi suất ngân hàng (có nhà máy ximăng phải vay vốn với lãi suất trên 20%/năm) đã gây khó khăn lớn cho các nhà máy ximăng, đặc biệt là các dự án ximăng đã đến thời hạn phải trả nợ.
Việc tăng tỷ giá VND/USD và lãi suất ngân hàng đã làm giá thành ximăng tăng thêm từ 12 đến 15%. Như vậy, các yếu tố điện, than, xăng dầu, tỷ giá và lãi suất ngân hàng đã làm giá thành ximăng phải tăng thêm từ 22 đến 30%.
Từ cuối năm 2010 đến nay, ngành ximăng đã không thể chịu đựng được sức ép của việc tăng giá than, điện, xăng dầu, tỷ giá hối đoái VND/USD, lãi suất vay ngân hàng... Nếu không điều chỉnh giá để bù đắp một phần chi phí do các yếu tố tăng giá nêu trên, thì ngành ximăng sẽ không thể tồn tại được, trước mắt là trong năm nay sẽ thiếu nguồn tiền để trả nợ vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Năm 2011, Tổng Công ty công nghiệp ximăng Việt Nam (Vicem) dự kiến phải trả nợ 3.200 tỷ đồng; nhà máy ximăng Cẩm Phả phải trả nợ 800 tỷ đồng... Vì vậy, các nhà máy buộc phải điều chỉnh giá để bù đắp một phần chi phí do giá các nguồn đầu vào nêu trên tăng.
Ông Thiện cho biết thêm, trong điều chỉnh giá lần này, tăng thêm 120.000 đồng/tấn (khoảng 10% giá thành), chưa có việc điều chỉnh lương cho người lao động mặc dầu lạm phát và chỉ số tiêu dùng tăng cao.
Theo ông Lê Văn Chung, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vicem, trong khoảng 10 năm trở lại đây, ximăng Việt Nam có giá bán thấp nhất trong khu vực ASEAN, luôn ở mức 50 USD/tấn hoặc dưới 50 USD/tấn, trong khi giá ximăng của các nước ASEAN trung bình từ 65 dến 75 USD/tấn.
Ngành ximăng luôn luôn có ý thức giữ thị trường ximăng ổn định về giá và nguồn cung để góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Từ năm 2008 đến nay, giá ximăng chỉ tăng từ 13% đến 15% trong khi đó giá than đã tăng hơn gấp 2 lần; giá điện, xăng dầu cũng đều tăng liên tục...
Một vấn đề nghiêm trọng hơn là cùng với việc tăng giá, ngành điện và than chỉ đảm bảo cung ứng 70% nhu cầu điện, than cho kế hoạch sản xuất ximăng. Hơn thế nữa, việc cắt điện nguồn sẽ phải ngừng lò nung clinker, gây ngưng trệ dây chuyền sản xuất và tổn thất lớn cho các nhà máy ximăng. Đáng lo ngại hơn cả là nếu điện, than chỉ bảo đảm 70% yêu cầu thì nguồn ximăng cho xây dựng sẽ thiếu hụt khoảng 30%.
Để tháo gỡ khó khăn về áp lực tăng giá đầu vào, ông Chung cho biết Vicem đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tích cực tìm mọi biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là tiết kiệm năng lượng.
Theo đó, cùng với việc rà soát lại các định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu như điện, than, xăng dầu, vỏ bao..., các nhà máy ximăng đã bố trí lại lịch vận hành của dây chuyền sản xuất, các thiết bị sử dụng nhiều điện năng như máy đập đá, máy nghiền liệu, nghiền ximăng... chỉ được hoạt động vào giờ thấp điểm.
Bên cạnh đó, Vicem khẩn trương đẩy nhanh tiến độ dự án tận dụng nhiệt thừa của lò nung clinker để phát điện tại nhà máy ximăng Hoàng Thạch và Tam Điệp.
Vicem phấn đấu đến năm 2014, tất cả các nhà máy ximăng trong Tổng Công ty đều có thiết bị sử dụng nhiệt thừa của lò nung clinker để phát điện, chủ động được từ 18% đến 20% lượng điện phục vụ cho sản xuất./.
Hải Quang (TTXVN/Vietnam+)