Ước tính nhu cầu nhân lực y tế đến năm 2015, Việt Nam cần tới 444.500 người, với số thực trạng hiện nay cần bổ sung là 14.252 nhân lực. Trong đó bác sỹ là 29.500; dược sỹ là 15.550 và điều dưỡng (đại học và Trung cấp) là 57.270.
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành y tế, thời gian qua ngành y tế đã triển khai nhiều loại mô hình đào tạo, phương thức đào tạo. Tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập đều tăng qui mô đào tạo, bên cạnh đó là các cơ sở đào tạo ngoài công lập cũng tham gia vào công tác đào tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp, cao đẳng và cử nhân.
Theo các chuyên gia giáo dục với tốc độ đào tạo hiện nay, nhân lực ngành y tế sẽ tăng khá nhanh sau năm 2014. Do vậy, tình trạng thiếu nhân lực y tế sẽ giảm bớt so với giai đoạn hiện nay. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị "Triển khai quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012 - 2020" do Bộ Y tế tổ chức ngày 14/11.
Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế), giáo sư Nguyễn Công Khuẩn cho biết nhân lực y tế là một trong những nguồn lực, thành phần quan trọng nhất của hệ thống y tế. Nhân lực y tế liên quan trực tiếp đến chất lượng chăm sóc sức khoẻ, tính mạng của người bệnh và công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và chất lượng nguồn nhân lực cho toàn xã hội.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang đối mặt với các thách thức về nhân lực y tế bị thiếu hụt, mất cân đối về cơ cấu và phân bố vùng miền...
Công tác "Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020" tập trung vào việc phát triển nhân lực y tế đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu và phân bố hợp lý, đồng thời nâng cao năng lực quản lý điều hành nhân lực y tế; xây dựng chế độ, chính sách môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý cho nhân lực y tế, đặc biệt là ở các vùng miền núi, khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và một số lĩnh vực kém có sức hút nguồn nhân lực .
Ngành y tế phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 52 nhân viên y tế (tất cả các chuyên ngành)/10.000 dân; 10 bác sỹ/10.000 dân; 20 điều dưỡng/10.000 dân...; đồng thời thành lập 2 đại học Khoa học sức khoẻ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở trường đại học Y Hà Nội và đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh...
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành y tế, thời gian qua ngành y tế đã triển khai nhiều loại mô hình đào tạo, phương thức đào tạo. Tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập đều tăng qui mô đào tạo, bên cạnh đó là các cơ sở đào tạo ngoài công lập cũng tham gia vào công tác đào tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp, cao đẳng và cử nhân.
Theo các chuyên gia giáo dục với tốc độ đào tạo hiện nay, nhân lực ngành y tế sẽ tăng khá nhanh sau năm 2014. Do vậy, tình trạng thiếu nhân lực y tế sẽ giảm bớt so với giai đoạn hiện nay. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị "Triển khai quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012 - 2020" do Bộ Y tế tổ chức ngày 14/11.
Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế), giáo sư Nguyễn Công Khuẩn cho biết nhân lực y tế là một trong những nguồn lực, thành phần quan trọng nhất của hệ thống y tế. Nhân lực y tế liên quan trực tiếp đến chất lượng chăm sóc sức khoẻ, tính mạng của người bệnh và công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và chất lượng nguồn nhân lực cho toàn xã hội.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang đối mặt với các thách thức về nhân lực y tế bị thiếu hụt, mất cân đối về cơ cấu và phân bố vùng miền...
Công tác "Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020" tập trung vào việc phát triển nhân lực y tế đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu và phân bố hợp lý, đồng thời nâng cao năng lực quản lý điều hành nhân lực y tế; xây dựng chế độ, chính sách môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý cho nhân lực y tế, đặc biệt là ở các vùng miền núi, khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và một số lĩnh vực kém có sức hút nguồn nhân lực .
Ngành y tế phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 52 nhân viên y tế (tất cả các chuyên ngành)/10.000 dân; 10 bác sỹ/10.000 dân; 20 điều dưỡng/10.000 dân...; đồng thời thành lập 2 đại học Khoa học sức khoẻ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở trường đại học Y Hà Nội và đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh...
Cả nước hiện có 26 cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học, 74 trường cao đẳng và 44 trường chung cấp và dạy nghề. Năm 2009, cán bộ y tế có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 2/3 tổng số nhân lực y tế, đại học chiếm hơn 1/4, khoảng 2% cán bộ có trình độ thạc sỹ và chỉ có 0,51% có trình độ tiến sỹ. Đặc biệt, số lượng cán bộ y tế ở tuyến Trung ương chiếm 4%, tuyến tỉnh 40%, tuyến xã 24%... Cả nước hiện có 133 bệnh viện tư nhân với 8.300 giường bệnh, chiếm 7% số giường bệnh chung cả nước chủ yếu là bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa.../.
Thu Phương (TTXVN)