Theo Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Nghệ An, đến sáng 7/9, mưa lũ trên địa bàn tỉnh đã làm 3 người chết, 5 người bị thương.
Những người chết gồm cháu Nguyễn Văn Nam (sinh năm 2008, xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu); anh Phạm Văn Giáp (sinh năm 1994, xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ); anh Lang Văn Bắc ( 21 tuổi, xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn).
Ngoài ra, mưa lũ còn làm ngập 1.235 ngôi nhà, trên 15.300 ha lúa và rau màu các loại; hư hỏng 8 công trình thủy lợi kiên cố, trong đó đập Khe Su nằm trên địa bàn xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương bị vỡ; cuốn trôi 11 cầu.
Quốc lộ 7, 48, 15A… là những tuyến đường trọng yếu của tỉnh, nối từ các huyện đồng bằng lên các huyện miền núi của tỉnh, đến sáng 7/9 vẫn đang trong tình trạng bị sạt lở, ngập lụt tại nhiều vị trí, cộng với sạt lở đất đá từ trên núi xuống nên đang gây ách tắc giao thông cục bộ.
Sáng 7/9, tỉnh Nghệ An cử các đoàn công tác đến các địa phương chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ.
Tỉnh cũng đề nghị các ngành, các huyện, thị thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết, mưa, lũ để chủ động đối phó; kiểm tra, rà soát các khu vực dân cư đang sinh sống ở cửa sông, ven biển, ven sông, suối và các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, hạ lưu các hồ chứa nước, có kế hoạch chủ động sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.
Các ngành, huyện chủ động chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men, đề phòng bị chia cắt dài ngày; huy động lực lượng, phương tiện để khắc phục các tuyến đường giao thông bị tắc, đảm bảo thông tuyến nhanh nhất và quản lý chặt các bến đò ngang, bến sông để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân./.
Những người chết gồm cháu Nguyễn Văn Nam (sinh năm 2008, xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu); anh Phạm Văn Giáp (sinh năm 1994, xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ); anh Lang Văn Bắc ( 21 tuổi, xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn).
Ngoài ra, mưa lũ còn làm ngập 1.235 ngôi nhà, trên 15.300 ha lúa và rau màu các loại; hư hỏng 8 công trình thủy lợi kiên cố, trong đó đập Khe Su nằm trên địa bàn xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương bị vỡ; cuốn trôi 11 cầu.
Quốc lộ 7, 48, 15A… là những tuyến đường trọng yếu của tỉnh, nối từ các huyện đồng bằng lên các huyện miền núi của tỉnh, đến sáng 7/9 vẫn đang trong tình trạng bị sạt lở, ngập lụt tại nhiều vị trí, cộng với sạt lở đất đá từ trên núi xuống nên đang gây ách tắc giao thông cục bộ.
Sáng 7/9, tỉnh Nghệ An cử các đoàn công tác đến các địa phương chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ.
Tỉnh cũng đề nghị các ngành, các huyện, thị thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết, mưa, lũ để chủ động đối phó; kiểm tra, rà soát các khu vực dân cư đang sinh sống ở cửa sông, ven biển, ven sông, suối và các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, hạ lưu các hồ chứa nước, có kế hoạch chủ động sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.
Các ngành, huyện chủ động chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men, đề phòng bị chia cắt dài ngày; huy động lực lượng, phương tiện để khắc phục các tuyến đường giao thông bị tắc, đảm bảo thông tuyến nhanh nhất và quản lý chặt các bến đò ngang, bến sông để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân./.
Nguyễn Văn Nhật (TTXVN)