Nhận thấy những năm gần đây, nhu cầu khách hàng chơi hoa cảnh nói chung, hoa phong lan nói riêng trong dịp Tết tăng cao, cuối tháng 10/2010, gia đình ông Nguyễn Xuân Liên ở xóm 3, xã Nghi Kim, thành phố Vinh, Nghệ An đã đầu tư hơn 100 triệu đồng để trồng thử nghiệm 1.200 giò lan Hồ Điệp.
Đây là hộ gia đình đầu tiên trên địa bàn tỉnh Nghệ An trồng thử nghiệm và thành công với mô hình công nghiệp sản xuất khép kín này.
Lan Hồ Điệp là loài hoa khó trồng, đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về độ ẩm, nhiệt độ và quy trình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh.
Sau hơn 2 tháng chăm sóc, đến nay số lan của gia đình ông Liên đã cho ra nụ to, hoa tươi và đẹp.
Hiện nay, một nửa số lượng hoa lan Hồ Điệp của gia đình ông Liên đã được khách thập phương đến mua về hoặc đặt cọc trước.
Theo ông Liên, để hoa đạt chất lượng cao thì nhiệt độ phải từ 18-25 độ C. Tuy nhiên, với điều kiện tự nhiên của miền Trung, khi trồng loại hoa này, người trồng phải áp dụng công nghệ mới, nuôi trồng theo phương pháp công nghiệp, sử dụng nhà lưới có các thiết bị tăng, giảm nhiệt độ để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi, cho chất lượng hoa cao nhất.
Ưu điểm của mô hình này là sản xuất tập trung tại chỗ, khép kín, chủ động được việc chăm sóc, theo dõi cây trồng.
Ông Liên chia sẻ kinh nghiệm khi sản xuất hoa lan Hồ Điệp theo quy mô công nghiệp cần có biện pháp sắp xếp chiều cao mầm hoa theo thứ tự tăng dần theo chiều dài nhà lưới, khi thu hoạch sẽ cho sản phẩm hoa lan nở đồng đều nhau.
Vườn lan Hồ Điệp của gia đình ông Liên gồm có 9 giống như giống đỏ to, giống trắng lưỡi vàng, giống hoàng hậu, giống vàng to, giống trắng lưỡi đỏ, giống cà phê (trắng chấm đỏ)…
Chỉ với 500m2 vườn trồng lan Hồ Điệp thử nghiệm, sau vài tháng, gia đình ông Liên đã có thu nhập gấp mấy lần so với trồng các loài hoa khác.
Từ thành công của mô hình, năm 2011, ông Liên dự định sẽ phá bỏ vườn tạp, tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng hoa lan Hồ Điệp với mục tiêu sẽ cung cấp phần lớn lượng hoa này tại thị trường Nghệ An./.
Đây là hộ gia đình đầu tiên trên địa bàn tỉnh Nghệ An trồng thử nghiệm và thành công với mô hình công nghiệp sản xuất khép kín này.
Lan Hồ Điệp là loài hoa khó trồng, đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về độ ẩm, nhiệt độ và quy trình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh.
Sau hơn 2 tháng chăm sóc, đến nay số lan của gia đình ông Liên đã cho ra nụ to, hoa tươi và đẹp.
Hiện nay, một nửa số lượng hoa lan Hồ Điệp của gia đình ông Liên đã được khách thập phương đến mua về hoặc đặt cọc trước.
Theo ông Liên, để hoa đạt chất lượng cao thì nhiệt độ phải từ 18-25 độ C. Tuy nhiên, với điều kiện tự nhiên của miền Trung, khi trồng loại hoa này, người trồng phải áp dụng công nghệ mới, nuôi trồng theo phương pháp công nghiệp, sử dụng nhà lưới có các thiết bị tăng, giảm nhiệt độ để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi, cho chất lượng hoa cao nhất.
Ưu điểm của mô hình này là sản xuất tập trung tại chỗ, khép kín, chủ động được việc chăm sóc, theo dõi cây trồng.
Ông Liên chia sẻ kinh nghiệm khi sản xuất hoa lan Hồ Điệp theo quy mô công nghiệp cần có biện pháp sắp xếp chiều cao mầm hoa theo thứ tự tăng dần theo chiều dài nhà lưới, khi thu hoạch sẽ cho sản phẩm hoa lan nở đồng đều nhau.
Vườn lan Hồ Điệp của gia đình ông Liên gồm có 9 giống như giống đỏ to, giống trắng lưỡi vàng, giống hoàng hậu, giống vàng to, giống trắng lưỡi đỏ, giống cà phê (trắng chấm đỏ)…
Chỉ với 500m2 vườn trồng lan Hồ Điệp thử nghiệm, sau vài tháng, gia đình ông Liên đã có thu nhập gấp mấy lần so với trồng các loài hoa khác.
Từ thành công của mô hình, năm 2011, ông Liên dự định sẽ phá bỏ vườn tạp, tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng hoa lan Hồ Điệp với mục tiêu sẽ cung cấp phần lớn lượng hoa này tại thị trường Nghệ An./.
Bích Huệ (TTXVN/Vietnam+)