Nghệ sỹ ưu tú, nghệ nhân Phó Thị Kim Đức, đào nương cuối cùng của giáo phường Ca Trù Khâm Thiên - Hà Nội xưa, sẽ có buổi trình diễn Ca trù hát khuôn tại Trung tâm văn hóa Pháp ở Hà Nội vào tối 13/6 tới đây. Thông tin do Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội cung cấp ngày 5/6.
Cùng biểu diễn với nghệ nhân, nghệ sỹ ưu tú Phó Thị Kim Đức, còn có các kép đàn, ca nương, quan viên là học trò của bà như: Kép đàn, nghệ sỹ ưu tú Đặng Công Hưng (Nhà hát Chèo Việt Nam); đào nương, nghệ sỹ ưu tú Đoàn Thanh Bình, giảng viên Trường Sân Khấu Điện Ảnh Việt Nam; kép đàn, nghệ sỹ nhân dân Nguyễn Xuân Hoạch, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam; quan viên Đàm Quang Minh, 2 ca nương trẻ là Phó Hà My, Nguyễn Khánh Linh...
Nghệ nhân, nghệ sỹ ưu tú Phó Thị Kim Đức sinh ra và lớn lên trong một gia đình nổi tiếng của nghệ thuật Ca trù. Cụ thân sinh ra bà là quản ca của giáo phường Khâm Thiên - Hà Nội xưa. Bà Kim Đức học hát từ năm 7 tuổi, đi hát Ca trù từ năm 13 tuổi, bà cũng là một danh ca hát Chèo của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Với những cố gắng phi thường, nghệ nhân, nghệ sỹ ưu tú Phó Thị Kim Đức đã dành nhiều tâm huyết để đúc kết các bài bản của nghệ thuật Ca trù. Bà đã hoàn thành một phương pháp sư phạm âm nhạc để truyền giữ nghệ thuật này với vẻ đẹp thuần khiết cổ kính của nó. “Ca trù hát khuôn” cũng là một đêm diễn mà những người học trò ưu tú của bà dành để tri ân người thày đã tận tình dạy dỗ họ gìn giữ nghệ thuật đặc sắc của dân tộc.
Trong chương trình này, nghệ nhân, nghệ sỹ ưu tú Phó Thị Kim Đức cùng các học trò sẽ trình bày một số nhạc phẩm đặc sắc ở nhiều thể thức khác nhau của Ca trù. Đó là bài Ca trù thể hát nói "Hồ Tây," lời thơ Nguyễn Khuyến; "Tràng An hoài cổ," lời thơ Nguyễn Công Trứ; Ca trù thét nhạc "Tiếng dương tranh;" Ca trù "Tỳ bà hành"...
Ca trù là một vốn quý trong tài sản văn hóa truyền thống Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Dựa vào quy luật và kỹ thuật đặc thù, các nghệ sỹ, nghệ nhân Ca trù đã dùng cung đàn, khổ phách và giọng hát chuyển hóa những lời thơ thành âm nhạc.
Theo tài liệu tổng kết của nhiều nhà nghiên cứu thì trong Ca trù, quan trọng nhất là phách. Kép đàn lấy trường độ của tiếng phách để giữ nhịp, ra, vào tiếng đàn đúng khổ, đúng câu hát. Ca nương thì lấy trường độ của tiếng phách để vào câu hát, phách nhanh thì hát mau, phách chậm thì hát thưa. Tiếng phách là tiếng hát thứ hai của người đào nương, người nào hát được khuôn thì phải hát như vậy. Còn trống chầu, muốn điểm trống để ngắt câu hát khi hết một khổ cũng nhờ vào tiếng phách báo của đào nương. Nếu biết được điều đó thì cầm chầu không bao giờ bị lệch. Người hát như thế gọi là hát khuôn.
Hát khuôn khó bởi tính khuôn khổ đi theo từng quy luật nhất định, tuy các giáo phường xưa có nhiều kiểu dạy và học khác nhau, nhưng người ở giáo phường Ca trù về khuôn khổ, năm khổ phách, năm khổ đàn đều nhất nhất theo một.../.
Cùng biểu diễn với nghệ nhân, nghệ sỹ ưu tú Phó Thị Kim Đức, còn có các kép đàn, ca nương, quan viên là học trò của bà như: Kép đàn, nghệ sỹ ưu tú Đặng Công Hưng (Nhà hát Chèo Việt Nam); đào nương, nghệ sỹ ưu tú Đoàn Thanh Bình, giảng viên Trường Sân Khấu Điện Ảnh Việt Nam; kép đàn, nghệ sỹ nhân dân Nguyễn Xuân Hoạch, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam; quan viên Đàm Quang Minh, 2 ca nương trẻ là Phó Hà My, Nguyễn Khánh Linh...
Nghệ nhân, nghệ sỹ ưu tú Phó Thị Kim Đức sinh ra và lớn lên trong một gia đình nổi tiếng của nghệ thuật Ca trù. Cụ thân sinh ra bà là quản ca của giáo phường Khâm Thiên - Hà Nội xưa. Bà Kim Đức học hát từ năm 7 tuổi, đi hát Ca trù từ năm 13 tuổi, bà cũng là một danh ca hát Chèo của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Với những cố gắng phi thường, nghệ nhân, nghệ sỹ ưu tú Phó Thị Kim Đức đã dành nhiều tâm huyết để đúc kết các bài bản của nghệ thuật Ca trù. Bà đã hoàn thành một phương pháp sư phạm âm nhạc để truyền giữ nghệ thuật này với vẻ đẹp thuần khiết cổ kính của nó. “Ca trù hát khuôn” cũng là một đêm diễn mà những người học trò ưu tú của bà dành để tri ân người thày đã tận tình dạy dỗ họ gìn giữ nghệ thuật đặc sắc của dân tộc.
Trong chương trình này, nghệ nhân, nghệ sỹ ưu tú Phó Thị Kim Đức cùng các học trò sẽ trình bày một số nhạc phẩm đặc sắc ở nhiều thể thức khác nhau của Ca trù. Đó là bài Ca trù thể hát nói "Hồ Tây," lời thơ Nguyễn Khuyến; "Tràng An hoài cổ," lời thơ Nguyễn Công Trứ; Ca trù thét nhạc "Tiếng dương tranh;" Ca trù "Tỳ bà hành"...
Ca trù là một vốn quý trong tài sản văn hóa truyền thống Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Dựa vào quy luật và kỹ thuật đặc thù, các nghệ sỹ, nghệ nhân Ca trù đã dùng cung đàn, khổ phách và giọng hát chuyển hóa những lời thơ thành âm nhạc.
Theo tài liệu tổng kết của nhiều nhà nghiên cứu thì trong Ca trù, quan trọng nhất là phách. Kép đàn lấy trường độ của tiếng phách để giữ nhịp, ra, vào tiếng đàn đúng khổ, đúng câu hát. Ca nương thì lấy trường độ của tiếng phách để vào câu hát, phách nhanh thì hát mau, phách chậm thì hát thưa. Tiếng phách là tiếng hát thứ hai của người đào nương, người nào hát được khuôn thì phải hát như vậy. Còn trống chầu, muốn điểm trống để ngắt câu hát khi hết một khổ cũng nhờ vào tiếng phách báo của đào nương. Nếu biết được điều đó thì cầm chầu không bao giờ bị lệch. Người hát như thế gọi là hát khuôn.
Hát khuôn khó bởi tính khuôn khổ đi theo từng quy luật nhất định, tuy các giáo phường xưa có nhiều kiểu dạy và học khác nhau, nhưng người ở giáo phường Ca trù về khuôn khổ, năm khổ phách, năm khổ đàn đều nhất nhất theo một.../.
Minh An (CTV/TTXVN)