Nhiều nước trên thế giới, biểu diễn nghệ thuật truyền thống đã trở thành một phần không thể thiếu trong các tour du lịch, mang lại nguồn thu lớn cho địa phương, lữ hành cũng như quốc gia.
Đáng tiếc, ở Việt Nam mô hình này vẫn chưa thể đột phá và tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách. Các cấp quản lý văn hóa, du lịch xem ra vẫn chưa thực sự mát tay để làm cho “gà đẻ trứng vàng.”
Đủ cả vốn liếng
Việt Nam có quyền tự hào với nhiều “đặc sản” như nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, tuồng cổ, chèo cổ, dân ca quan họ Bắc Ninh, Rối nước…
Và thực tế, những món ngon gia truyền này suốt nhiều thập kỷ vẫn được mang đi đây đó biểu diễn và nhận được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Những năm qua, múa Rối nước đã trở thành thương hiệu du lịch của Thủ đô ngàn tuổi do Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Múa rối Thăng Long và Sân khấu Tuồng tại rạp Hồng Hà diễn thường nhật.
Tiếp nối thành công này, gần đây Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng đã xây dựng thêm một chương trình tại Nhà hát Chèo nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
Đặc biệt, không chỉ có ở Hà Nội mà nhiều tỉnh, thành trên cả nước cũng đang miệt mài làm sống dậy các hình thức nghệ thuật đặc trưng vùng miền. Nếu như Thành phố Hồ Chí Minh có chương trình riêng gồm các loại hình cải lương, hát bội, ca múa nhạc và gần đây mà Múa rối nước phục vụ du khách, thì Nha Trang có biểu diễn nghệ thuật đường phố miễn phí.
Trong khi đó, Cần Thơ lại có nét độc đáo với mô hình lồng ghép đờn ca tài tử với các hoạt động phát triển du lịch địa phương. Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh ở Đà Nẵng cũng đều đặn đỏ đèn.
Ở Bình Thuận, ngoài ca múa nhạc thường xuyên được trình diễn tại các khu du lịch, nghệ thuật dân gian dân tộc Chăm vừa được ban quản lý di tích tháp Pô Sah Inư (thành phố Phan Thiết) đưa vào hoạt động…
Điểm qua như vậy để thấy, nghệ thuật biểu diễn lồng ghép vào du lịch ở Việt Nam đã bắt đầu khởi sắc. Tuy mức độ “đậm-nhạt” ở mỗi địa phương khác nhau, nhưng rõ ràng công tác đưa các loại hình nghệ thuật biểu diễn vào sản phẩm du lịch đã và đang góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch nội địa.
... Nhưng vẫn "lệch pha"
Tuy nhiên, những nỗ lực trên xem ra vẫn chưa tương xứng với tiềm năng cũng như chưa đạt hiệu quả như mong đợi của toàn ngành. Lý do vì sao?
Xét phía cung cấp dịch vụ, nghệ sỹ ưu tú Lê Khánh Toàn, Cục Nghệ thuật biểu diễn cho rằng, do cơ sở vật chất rạp hát, địa điểm biểu diễn hầu hết xây dựng cách đây 30-40 năm nay đã xuống cấp, hoành tráng và tọa lạc ở các vị trí đắc địa tại các đô thị nhưng thiết kế xấu và bất tiện cho cả người biểu diễn lẫn khán giả.
Bên cạnh đó, ở các rạp hầu hết trang thiết bị sân khấu đều đơn điệu, âm thanh, ánh sáng nghèo nàn. Tuy gần đây được cải tạo, nâng cấp nhưng vẫn chắp vá, tính thẩm mỹ không cao và thiếu các công trình phụ trợ.
Không chỉ vì lý do khách quan, yếu tố con người cũng là vấn đề khiến ông Toàn băn khoăn: “Chương trình nghệ thuật chưa được đầu tư thỏa đáng từ cả hai phía nhà quản lý, chỉ đạo nghệ thuật, nghệ sỹ cũng như cả kinh phí đầu tư lẫn tâm huyết nghề nghiệp.”
Theo ông Toàn, các chương trình hầu hết là lắp ghép các tiết mục sẵn có với chất lượng nghệ thuật không cao, thậm chí yếu kém. Diễn viên diễn hời hợt, thiếu phong cách biểu diễn chuyên nghiệp.
Trong khi đó, phía lữ hành cũng chia sẻ nguyên nhân khiến các doanh nghiệp này chưa mặn mà với hình sân khấu truyền thống là do các điểm biểu diễn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ du khách quốc tế. Các rạp hát chủ yếu ở giữa trung tâm thành phố trong bối cảnh giao thông không thuận lợi, không có điểm đỗ xe đón, trả khách; các tiết mục biểu diễn còn nghèo nàn.
Chưa kể đến, nhiều tiết mục phần lời quá nhiều trong khi khách quốc tế không biết tiếng Việt, hoặc tiết mục quá dài khi thời gian cho mỗi tour không nhiều.
Đặc biệt, các công ty du lịch thường bị động và khó xây dựng tour do lịch diễn của các nhà hát chỉ biểu diễn theo giờ, theo ngày… không phù hợp với chương trình tour.
Như vậy có thể thấy ngay ở đây có sự “lệch pha” giữa các doanh nghiệp đưa khách đến với các đơn vị nghệ thuật trong nước cung cấp dịch vụ. Bảo sao mà “con gà” mãi chưa “đẻ trứng vàng!”
Cần lắm một cái… bắt tay!
Theo ý kiến của một chuyên gia về lữ hành, để xây dựng một chương trình nghệ thuật phù hợp với du lịch rất cần một cái bắt tay từ hai phía. Các đơn vị nghệ thuật phối hợp với doanh nghiệp lữ hành tìm hiểu nhu cầu của khách để có lịch biểu diễn phù hợp đồng thời hoạt động du lịch cũng cần sự bổ trợ từ nghệ thuật truyền thống để giúp khách hàng có thêm những trải nghiệm mới lạ, có giá trị.
Để mối quan hệ đôi bên cùng có lợi này thăng hoa, nhất là làm sao cho các doanh nghiệp lữ lành “để mắt” tới việc đưa biểu diễn nghệ thuật truyền thống vào tour, Phó Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam Đặng Thanh Hải cho rằng: “Các đơn vị hoạt động nghệ thuật cần phát huy mạnh tiềm năng vốn có, nghiên cứu, tìm tòi để giới thiệu với khách quốc tế những tác phẩm, trích đoạn đặc sắc, cô đọng giúp khách dễ hiểu.”
Trong khi đó, nghệ sỹ ưu tú Lê Khánh Toàn khẳng định, các cấp quản lý cần đầu tư mạnh và trọng điểm vào công tác xây dựng các chương trình nghệ thuật chỉ nhắm vào mục đích phục vụ khách du lịch.
“Trước hết, cần xác định thế mạnh và đặc trưng vùng miền, đặt hàng đầu tư trọng điểm. Song song với đó là xây dựng không gian riêng biệt, luyện tập và biểu diễn đạt độ tinh túy, đậm chất dân tộc, hiệu quả nghệ thuật cao… tạo thói quen thưởng thức món ăn mới, dần tạo thương hiệu để lôi kéo du khách khi đến Việt Nam,” ông Toàn nói./.
Đáng tiếc, ở Việt Nam mô hình này vẫn chưa thể đột phá và tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách. Các cấp quản lý văn hóa, du lịch xem ra vẫn chưa thực sự mát tay để làm cho “gà đẻ trứng vàng.”
Đủ cả vốn liếng
Việt Nam có quyền tự hào với nhiều “đặc sản” như nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, tuồng cổ, chèo cổ, dân ca quan họ Bắc Ninh, Rối nước…
Và thực tế, những món ngon gia truyền này suốt nhiều thập kỷ vẫn được mang đi đây đó biểu diễn và nhận được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Những năm qua, múa Rối nước đã trở thành thương hiệu du lịch của Thủ đô ngàn tuổi do Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Múa rối Thăng Long và Sân khấu Tuồng tại rạp Hồng Hà diễn thường nhật.
Tiếp nối thành công này, gần đây Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng đã xây dựng thêm một chương trình tại Nhà hát Chèo nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
Đặc biệt, không chỉ có ở Hà Nội mà nhiều tỉnh, thành trên cả nước cũng đang miệt mài làm sống dậy các hình thức nghệ thuật đặc trưng vùng miền. Nếu như Thành phố Hồ Chí Minh có chương trình riêng gồm các loại hình cải lương, hát bội, ca múa nhạc và gần đây mà Múa rối nước phục vụ du khách, thì Nha Trang có biểu diễn nghệ thuật đường phố miễn phí.
Trong khi đó, Cần Thơ lại có nét độc đáo với mô hình lồng ghép đờn ca tài tử với các hoạt động phát triển du lịch địa phương. Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh ở Đà Nẵng cũng đều đặn đỏ đèn.
Ở Bình Thuận, ngoài ca múa nhạc thường xuyên được trình diễn tại các khu du lịch, nghệ thuật dân gian dân tộc Chăm vừa được ban quản lý di tích tháp Pô Sah Inư (thành phố Phan Thiết) đưa vào hoạt động…
Điểm qua như vậy để thấy, nghệ thuật biểu diễn lồng ghép vào du lịch ở Việt Nam đã bắt đầu khởi sắc. Tuy mức độ “đậm-nhạt” ở mỗi địa phương khác nhau, nhưng rõ ràng công tác đưa các loại hình nghệ thuật biểu diễn vào sản phẩm du lịch đã và đang góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch nội địa.
... Nhưng vẫn "lệch pha"
Tuy nhiên, những nỗ lực trên xem ra vẫn chưa tương xứng với tiềm năng cũng như chưa đạt hiệu quả như mong đợi của toàn ngành. Lý do vì sao?
Xét phía cung cấp dịch vụ, nghệ sỹ ưu tú Lê Khánh Toàn, Cục Nghệ thuật biểu diễn cho rằng, do cơ sở vật chất rạp hát, địa điểm biểu diễn hầu hết xây dựng cách đây 30-40 năm nay đã xuống cấp, hoành tráng và tọa lạc ở các vị trí đắc địa tại các đô thị nhưng thiết kế xấu và bất tiện cho cả người biểu diễn lẫn khán giả.
Bên cạnh đó, ở các rạp hầu hết trang thiết bị sân khấu đều đơn điệu, âm thanh, ánh sáng nghèo nàn. Tuy gần đây được cải tạo, nâng cấp nhưng vẫn chắp vá, tính thẩm mỹ không cao và thiếu các công trình phụ trợ.
Không chỉ vì lý do khách quan, yếu tố con người cũng là vấn đề khiến ông Toàn băn khoăn: “Chương trình nghệ thuật chưa được đầu tư thỏa đáng từ cả hai phía nhà quản lý, chỉ đạo nghệ thuật, nghệ sỹ cũng như cả kinh phí đầu tư lẫn tâm huyết nghề nghiệp.”
Theo ông Toàn, các chương trình hầu hết là lắp ghép các tiết mục sẵn có với chất lượng nghệ thuật không cao, thậm chí yếu kém. Diễn viên diễn hời hợt, thiếu phong cách biểu diễn chuyên nghiệp.
Trong khi đó, phía lữ hành cũng chia sẻ nguyên nhân khiến các doanh nghiệp này chưa mặn mà với hình sân khấu truyền thống là do các điểm biểu diễn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ du khách quốc tế. Các rạp hát chủ yếu ở giữa trung tâm thành phố trong bối cảnh giao thông không thuận lợi, không có điểm đỗ xe đón, trả khách; các tiết mục biểu diễn còn nghèo nàn.
Chưa kể đến, nhiều tiết mục phần lời quá nhiều trong khi khách quốc tế không biết tiếng Việt, hoặc tiết mục quá dài khi thời gian cho mỗi tour không nhiều.
Đặc biệt, các công ty du lịch thường bị động và khó xây dựng tour do lịch diễn của các nhà hát chỉ biểu diễn theo giờ, theo ngày… không phù hợp với chương trình tour.
Như vậy có thể thấy ngay ở đây có sự “lệch pha” giữa các doanh nghiệp đưa khách đến với các đơn vị nghệ thuật trong nước cung cấp dịch vụ. Bảo sao mà “con gà” mãi chưa “đẻ trứng vàng!”
Cần lắm một cái… bắt tay!
Theo ý kiến của một chuyên gia về lữ hành, để xây dựng một chương trình nghệ thuật phù hợp với du lịch rất cần một cái bắt tay từ hai phía. Các đơn vị nghệ thuật phối hợp với doanh nghiệp lữ hành tìm hiểu nhu cầu của khách để có lịch biểu diễn phù hợp đồng thời hoạt động du lịch cũng cần sự bổ trợ từ nghệ thuật truyền thống để giúp khách hàng có thêm những trải nghiệm mới lạ, có giá trị.
Để mối quan hệ đôi bên cùng có lợi này thăng hoa, nhất là làm sao cho các doanh nghiệp lữ lành “để mắt” tới việc đưa biểu diễn nghệ thuật truyền thống vào tour, Phó Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam Đặng Thanh Hải cho rằng: “Các đơn vị hoạt động nghệ thuật cần phát huy mạnh tiềm năng vốn có, nghiên cứu, tìm tòi để giới thiệu với khách quốc tế những tác phẩm, trích đoạn đặc sắc, cô đọng giúp khách dễ hiểu.”
Trong khi đó, nghệ sỹ ưu tú Lê Khánh Toàn khẳng định, các cấp quản lý cần đầu tư mạnh và trọng điểm vào công tác xây dựng các chương trình nghệ thuật chỉ nhắm vào mục đích phục vụ khách du lịch.
“Trước hết, cần xác định thế mạnh và đặc trưng vùng miền, đặt hàng đầu tư trọng điểm. Song song với đó là xây dựng không gian riêng biệt, luyện tập và biểu diễn đạt độ tinh túy, đậm chất dân tộc, hiệu quả nghệ thuật cao… tạo thói quen thưởng thức món ăn mới, dần tạo thương hiệu để lôi kéo du khách khi đến Việt Nam,” ông Toàn nói./.
ChiLê (Vietnam+)