Ngày 6/6, ngọn đuốc của Đại hội thể thao Olympic mùa Hè London 2012 đã được rước sang Cộng hòa Ireland, bắt đầu hành trình duy nhất bên ngoài nước Anh.
Đây được coi là một động thái mang tính biểu tượng về nỗ lực hòa giải trong quan hệ giữa hai quốc gia vốn ttrải qua nhiều bất đồng và xung đột.
Phát biểu sau khi ngọn đuốc được hai vận động viên môn boxing từng đoạt huy chương tại Olympic: Wayne McCullough và Michael Carruth rước qua biên giới Anh-Cộng hòa Ireland, Trưởng ban tổ chức Olympic London 2012 Sebastian Coe nói: “Sự kiện này là một minh chứng hùng hồn về sức mạnh của thể thao có thể vượt qua ranh giới văn hóa, chính trị và cả tôn giáo.”
Còn Bộ trưởng Thể thao Ireland Michael Ring thì khẳng định đây thực sự là một ngày lịch sử đối với quốc gia tuyên bố độc lập, tách ra khỏi Vương quốc Anh từ năm 1922 này.
Ông Ring nói: “Trước sự chứng kiến của toàn thế giới, hôm nay chúng ta đã mang tinh thần Olympic đến tận trái tim của đất nước.”
Chủ tịch Ủy ban Olympic Ireland Pat Hickey cho biết các bên liên quan đã phải mất hàng tháng vận động ở những cấp quốc tế cao nhất để có thể tổ chức hành trình rước đuốc này.
Sau khi "nhập cảnh" vào Ireland, ngọn đuốc đã được Tổng thống Ireland Michael Higgins tiếp nhận tại thủ đô Dublin, và thực hiện hành trình xung quanh thành phố này với sự tham gia của hơn 40 người.
Bắt đầu từ ngày 19/5 vừa qua, hành trình rước đuốc Olympic dự kiến sẽ diễn ra trong 10 tuần với tổng chiều dài các cuộc chạy tiếp sức là 12.875km, trước khi quay về Sân vận động Olympic ở thủ đô London để chuẩn bị cho lễ khai mạc vào ngày 27/7 tới.
Trải qua những năm tháng căng thẳng, quan hệ giữa Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland gần đây đã được cải thiện đáng kể. Năm 2011, Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị đã có chuyến thăm lịch sử tới Ireland. Mặc dù cảnh sát Ireland đã phải triển khai một chiến dịch lớn nhất trong lịch sử để đảm bảo an ninh cho chuyến thăm bốn ngày này, nhưng những cử chỉ mang tính biểu tượng cao, như việc nói tiếng Ireland..., của Nữ hoàng đã góp phần xóa tan bầu không khí thù hận kéo dài hàng thập kỷ ở một nước cựu thuộc địa.
Thái tử Charles - người kế vị ngôi báu, cho rằng đây chính là "thành tựu lớn nhất" của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị trong 60 năm trị vì của bà./.
Đây được coi là một động thái mang tính biểu tượng về nỗ lực hòa giải trong quan hệ giữa hai quốc gia vốn ttrải qua nhiều bất đồng và xung đột.
Phát biểu sau khi ngọn đuốc được hai vận động viên môn boxing từng đoạt huy chương tại Olympic: Wayne McCullough và Michael Carruth rước qua biên giới Anh-Cộng hòa Ireland, Trưởng ban tổ chức Olympic London 2012 Sebastian Coe nói: “Sự kiện này là một minh chứng hùng hồn về sức mạnh của thể thao có thể vượt qua ranh giới văn hóa, chính trị và cả tôn giáo.”
Còn Bộ trưởng Thể thao Ireland Michael Ring thì khẳng định đây thực sự là một ngày lịch sử đối với quốc gia tuyên bố độc lập, tách ra khỏi Vương quốc Anh từ năm 1922 này.
Ông Ring nói: “Trước sự chứng kiến của toàn thế giới, hôm nay chúng ta đã mang tinh thần Olympic đến tận trái tim của đất nước.”
Chủ tịch Ủy ban Olympic Ireland Pat Hickey cho biết các bên liên quan đã phải mất hàng tháng vận động ở những cấp quốc tế cao nhất để có thể tổ chức hành trình rước đuốc này.
Sau khi "nhập cảnh" vào Ireland, ngọn đuốc đã được Tổng thống Ireland Michael Higgins tiếp nhận tại thủ đô Dublin, và thực hiện hành trình xung quanh thành phố này với sự tham gia của hơn 40 người.
Bắt đầu từ ngày 19/5 vừa qua, hành trình rước đuốc Olympic dự kiến sẽ diễn ra trong 10 tuần với tổng chiều dài các cuộc chạy tiếp sức là 12.875km, trước khi quay về Sân vận động Olympic ở thủ đô London để chuẩn bị cho lễ khai mạc vào ngày 27/7 tới.
Trải qua những năm tháng căng thẳng, quan hệ giữa Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland gần đây đã được cải thiện đáng kể. Năm 2011, Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị đã có chuyến thăm lịch sử tới Ireland. Mặc dù cảnh sát Ireland đã phải triển khai một chiến dịch lớn nhất trong lịch sử để đảm bảo an ninh cho chuyến thăm bốn ngày này, nhưng những cử chỉ mang tính biểu tượng cao, như việc nói tiếng Ireland..., của Nữ hoàng đã góp phần xóa tan bầu không khí thù hận kéo dài hàng thập kỷ ở một nước cựu thuộc địa.
Thái tử Charles - người kế vị ngôi báu, cho rằng đây chính là "thành tựu lớn nhất" của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị trong 60 năm trị vì của bà./.
(TTXVN)