Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở y tế, tại cửa khẩu sẽ được miễn viện phí là một trong những nội dung của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch, vừa được Chính phủ ban hành.
Tuy nhiên, việc miễn viện phí này không được áp dụng đối với người bị cách ly y tế tại nhà.
Trường hợp người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế đang trong thời gian cách ly mà mắc các bệnh khác phải khám, điều trị thì phải thanh toán chi phí khám, điều trị bệnh đó theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ y tế; nếu người đó có thẻ bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám, điều trị do Quỹ bảo hiểm xã hội thanh toán theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Nghị định quy định cụ thể các trường hợp bị cách ly y tế tại nhà gồm người xuất phát hoặc đi qua vùng có bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B; người tiếp xúc với người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B...
Các trường hợp như người mắc bệnh dịch, bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, mang mầm bệnh dịch, tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B đang khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế... sẽ phải cách ly tại cơ sở y tế.
Biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu áp dụng đối với các trường hợp người, phương tiện, hàng hóa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh Việt Nam có khai báo của chủ phương tiện vận tải hoặc có bằng chứng rõ ràng cho thấy trên phương tiện vận tải, người, hàng hóa có dấu hiệu mang mầm bệnh dịch thuộc nhóm A...
Thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế do người có thẩm quyền quy định nhưng không quá 21 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế có hiệu lực.
Riêng với hình thức cách ly y tế tại cửa khẩu, thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế không quá 2 ngày.
Trong thời gian có dịch, cơ quan chức năng sẽ áp dụng các biện pháp chống dịch đặc thù như tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống; cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh; hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng trong vùng có dịch.
Quyết định về việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch phải được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 6 giờ, kể từ thời điểm ban hành./.
Tuy nhiên, việc miễn viện phí này không được áp dụng đối với người bị cách ly y tế tại nhà.
Trường hợp người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế đang trong thời gian cách ly mà mắc các bệnh khác phải khám, điều trị thì phải thanh toán chi phí khám, điều trị bệnh đó theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ y tế; nếu người đó có thẻ bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám, điều trị do Quỹ bảo hiểm xã hội thanh toán theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Nghị định quy định cụ thể các trường hợp bị cách ly y tế tại nhà gồm người xuất phát hoặc đi qua vùng có bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B; người tiếp xúc với người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B...
Các trường hợp như người mắc bệnh dịch, bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, mang mầm bệnh dịch, tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B đang khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế... sẽ phải cách ly tại cơ sở y tế.
Biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu áp dụng đối với các trường hợp người, phương tiện, hàng hóa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh Việt Nam có khai báo của chủ phương tiện vận tải hoặc có bằng chứng rõ ràng cho thấy trên phương tiện vận tải, người, hàng hóa có dấu hiệu mang mầm bệnh dịch thuộc nhóm A...
Thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế do người có thẩm quyền quy định nhưng không quá 21 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế có hiệu lực.
Riêng với hình thức cách ly y tế tại cửa khẩu, thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế không quá 2 ngày.
Trong thời gian có dịch, cơ quan chức năng sẽ áp dụng các biện pháp chống dịch đặc thù như tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống; cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh; hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng trong vùng có dịch.
Quyết định về việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch phải được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 6 giờ, kể từ thời điểm ban hành./.
(TTXVN/Vietnam+)