Ngày 24/8, khoảng 200 người biểu tình đã đổ xuống đường phố ở thủ đô Cairo của Ai Cập và chủ yếu tập trung tại quảng trường Tahrir ở trung tâm thành phố, nhằm phản đối tân Tổng thống nước này Mohammed Morsi và tổ chức Anh em Hồi giáo của ông.
Theo hãng thông tấn MENA, bốn người đã bị thương trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình với những người ủng hộ ông Morsi.
Người biểu tình cáo buộc tổ chức Anh em Hồi giáo là độc quyền và Tổng thống Morsi lạm quyền khi nắm trong tay cả quyền hành pháp và lập pháp vì hiện tại Quốc hội Ai Cập chưa được vận hành.
Người biểu tình cũng cáo buộc ông Morsi ép một số tướng lĩnh cấp cao trong quân đội phải về hưu hồi tháng trước và kêu gọi một cuộc "cách mạng chống lại Anh em Hồi giáo."
Cảnh sát cho biết sẽ duy trì trật tự để các cuộc biểu tình diễn ra hòa bình, nhưng tuyên bố sẽ trấn áp bất kỳ phần tử nào không tôn trọng luật pháp.
Trước đó, có tin cho biết người biểu tình sẽ tấn công các cơ sở của tổ chức Anh em Hồi giáo. Tuy nhiên, những người tổ chức biểu tình khẳng định cuộc biểu tình sẽ diễn ra hòa bình.
Đây là cuộc biểu tình đầu tiên chống lại ông Morsi, vị Tổng thống Hồi giáo đầu chống lại ông Morsi, vị Tổng thống Hồi giáo đầu tiên ở Ai Cập, kể từ khi ông nhậm chức ngày 30/6 vừa qua.
Tuy số người tham gia thấp hơn nhiều so với các cuộc tuần hành chống người tiền nhiệm của ông là Tổng thống Hosni Mubarak, song đây cũng có thể coi là một phép thử cho biết tân tổng thống sẽ đáp lại các yêu cầu của phe đối lập như thế nào.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một trong những phép thử lớn nhất mà ông Morsi phải đương đầu là liệu ông có thể vực dậy nền kinh tế đang bị suy yếu nghiêm trọng hiện nay hay không.
Chính sự phẫn nộ về khoảng cách giàu - nghèo đã từng là "ngòi nổ" cho làn sóng biểu tình lật đổ ông Mubarak đầu năm 2011.
Dự kiến cuối tuần này, Ai Cập sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán để có thể giành được khoản vay trị giá 4,8 tỷ USD của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhằm giúp nước này tạo dựng lại niềm tin vào một quốc gia từng một thời là điểm đến ưa chuộng của các nhà đầu tư nước ngoài./.
Theo hãng thông tấn MENA, bốn người đã bị thương trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình với những người ủng hộ ông Morsi.
Người biểu tình cáo buộc tổ chức Anh em Hồi giáo là độc quyền và Tổng thống Morsi lạm quyền khi nắm trong tay cả quyền hành pháp và lập pháp vì hiện tại Quốc hội Ai Cập chưa được vận hành.
Người biểu tình cũng cáo buộc ông Morsi ép một số tướng lĩnh cấp cao trong quân đội phải về hưu hồi tháng trước và kêu gọi một cuộc "cách mạng chống lại Anh em Hồi giáo."
Cảnh sát cho biết sẽ duy trì trật tự để các cuộc biểu tình diễn ra hòa bình, nhưng tuyên bố sẽ trấn áp bất kỳ phần tử nào không tôn trọng luật pháp.
Trước đó, có tin cho biết người biểu tình sẽ tấn công các cơ sở của tổ chức Anh em Hồi giáo. Tuy nhiên, những người tổ chức biểu tình khẳng định cuộc biểu tình sẽ diễn ra hòa bình.
Đây là cuộc biểu tình đầu tiên chống lại ông Morsi, vị Tổng thống Hồi giáo đầu chống lại ông Morsi, vị Tổng thống Hồi giáo đầu tiên ở Ai Cập, kể từ khi ông nhậm chức ngày 30/6 vừa qua.
Tuy số người tham gia thấp hơn nhiều so với các cuộc tuần hành chống người tiền nhiệm của ông là Tổng thống Hosni Mubarak, song đây cũng có thể coi là một phép thử cho biết tân tổng thống sẽ đáp lại các yêu cầu của phe đối lập như thế nào.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một trong những phép thử lớn nhất mà ông Morsi phải đương đầu là liệu ông có thể vực dậy nền kinh tế đang bị suy yếu nghiêm trọng hiện nay hay không.
Chính sự phẫn nộ về khoảng cách giàu - nghèo đã từng là "ngòi nổ" cho làn sóng biểu tình lật đổ ông Mubarak đầu năm 2011.
Dự kiến cuối tuần này, Ai Cập sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán để có thể giành được khoản vay trị giá 4,8 tỷ USD của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhằm giúp nước này tạo dựng lại niềm tin vào một quốc gia từng một thời là điểm đến ưa chuộng của các nhà đầu tư nước ngoài./.
(TTXVN)