Đại diện của Tổng Liên đoàn lao động Pháp (CGT) Rachid Mehdi ngày 20/10 cho biết các nghiệp đoàn ở miền Nam nước này đã phong tỏa một kho chứa lớn, cung cấp nhiên liệu cho cả các sân bay dân sự và quân sự, trong đó có một sân bay do Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sử dụng.
Kho chứa Trapil, bị người biểu tình phong tỏa từ đêm 19/10, là kho cung cấp nhiên liệu cho các sân bay dân sự tại thành phố Marseille, Nice, Lyon, và một số căn cứ quân sự của Pháp.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Brice Hortefeux cho biết chính phủ đã điều động lực lượng cơ động đến để giải tán đám đông xung quanh các kho chứa nhiên liệu nhằm đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng không bị gián đoạn.
Bộ trưởng Hortefeux cũng thông báo sẽ điều động cả cảnh sát bán vũ trang tới các khu vực trọng điểm nhằm ngăn chặn những người biểu tình quá khích đang đốt phá nhiều cửa hiệu, ôtô và ném gạch đá vào cảnh sát.
Trước đó, chiều 19/10, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp ngăn chặn tình trạng người biểu tình phong tỏa các nhà máy lọc dầu và khôi phục trật tự.
Khoảng 1.400 người đã bị bắt giữ vì những hành động bạo lực trong tuần qua.
Trước tình trạng gần 1/3 trong tổng số 12.500 kho xăng trong cả nước bị ảnh hưởng bởi hoạt động biểu tình, trong đó có nhiều điểm bị thiếu hoặc cạn kiệt xăng, chính phủ đã buộc phải mở kho dự trữ chiến lược.
Thủ tướng Francois Fillion cam kết sẽ nối lại việc cung cấp nhiên liệu bình thường trong những ngày tới.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, có khoảng 1 triệu người trên cả nước Pháp đã tham gia "Ngày hành động toàn quốc" 19/10, nhằm phản đối kế hoạch cải cách hệ thống lương hưu của chính phủ.
Trong những tháng qua, người lao động Pháp đã tiến hành nhiều cuộc biểu tình và nhiều "Ngày hành động toàn quốc" phản đối kế hoạch cải cách hưu trí, nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động từ 60 lên 62 tuổi.
Hàng trăm cuộc bãi công đã diễn ra trong các ngành kinh tế và dịch vụ. Hàng triệu người đã biểu tình tại nhiều thành phố, thị trấn trong cả nước, gây tê liệt hoạt động kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và đời sống.
Đặc biệt cuộc bãi công tại các nhà máy lọc dầu và việc người biểu tình phong tỏa một số kho nhiên liệu đã gây khó khăn lớn cho hoạt động giao thông vận tải và các hoạt động khác ở Pháp trong nhiều ngày qua. Đợt đình công, biểu tình gần đây nhất bắt đầu từ ngày 12/10 và kéo dài cho đến nay./.
Kho chứa Trapil, bị người biểu tình phong tỏa từ đêm 19/10, là kho cung cấp nhiên liệu cho các sân bay dân sự tại thành phố Marseille, Nice, Lyon, và một số căn cứ quân sự của Pháp.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Brice Hortefeux cho biết chính phủ đã điều động lực lượng cơ động đến để giải tán đám đông xung quanh các kho chứa nhiên liệu nhằm đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng không bị gián đoạn.
Bộ trưởng Hortefeux cũng thông báo sẽ điều động cả cảnh sát bán vũ trang tới các khu vực trọng điểm nhằm ngăn chặn những người biểu tình quá khích đang đốt phá nhiều cửa hiệu, ôtô và ném gạch đá vào cảnh sát.
Trước đó, chiều 19/10, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp ngăn chặn tình trạng người biểu tình phong tỏa các nhà máy lọc dầu và khôi phục trật tự.
Khoảng 1.400 người đã bị bắt giữ vì những hành động bạo lực trong tuần qua.
Trước tình trạng gần 1/3 trong tổng số 12.500 kho xăng trong cả nước bị ảnh hưởng bởi hoạt động biểu tình, trong đó có nhiều điểm bị thiếu hoặc cạn kiệt xăng, chính phủ đã buộc phải mở kho dự trữ chiến lược.
Thủ tướng Francois Fillion cam kết sẽ nối lại việc cung cấp nhiên liệu bình thường trong những ngày tới.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, có khoảng 1 triệu người trên cả nước Pháp đã tham gia "Ngày hành động toàn quốc" 19/10, nhằm phản đối kế hoạch cải cách hệ thống lương hưu của chính phủ.
Trong những tháng qua, người lao động Pháp đã tiến hành nhiều cuộc biểu tình và nhiều "Ngày hành động toàn quốc" phản đối kế hoạch cải cách hưu trí, nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động từ 60 lên 62 tuổi.
Hàng trăm cuộc bãi công đã diễn ra trong các ngành kinh tế và dịch vụ. Hàng triệu người đã biểu tình tại nhiều thành phố, thị trấn trong cả nước, gây tê liệt hoạt động kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và đời sống.
Đặc biệt cuộc bãi công tại các nhà máy lọc dầu và việc người biểu tình phong tỏa một số kho nhiên liệu đã gây khó khăn lớn cho hoạt động giao thông vận tải và các hoạt động khác ở Pháp trong nhiều ngày qua. Đợt đình công, biểu tình gần đây nhất bắt đầu từ ngày 12/10 và kéo dài cho đến nay./.
(TTXVN/Vietnam+)