Một cuộc điều tra của các nhà khoa học thuộc Học viện Hoàng Gia (Anh) phát hiện người có càng nhiều nốt ruồi trên cơ thể trông càng trẻ khỏe, cơ bắp rắn chắc, ít nếp nhăn, cứng xương. Đặc biệt với phụ nữ càng nhiều nốt ruồi trông sẽ trẻ hơn ít nhất 7 tuổi so với tuổi thực tế.
Theo các nhà khoa học, nốt ruồi được hình thành bởi các melanin được sinh ra trong quá trình phân chia nhanh của tế bào.
Thông thường nốt ruồi hình thành từ lúc bốn tuổi và đến 40 tuổi sẽ dừng lại. Trung bình toàn cơ thể người có khoảng từ 30 đến 40 nốt ruồi.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu 1.200 cặp song sinh nữ tuổi từ 18 đến 79 phát hiện một số đối tượng sau 40 tuổi nốt ruồi vẫn phát triển, hơn nữa làn da trở nên nhẵn nhụi và không thấy xuất hiện vết nhăn.
Các nhà khoa học cho biết người có nhiều nốt ruồi, các telomere của tế bào máu trắng càng dài ra, vì thế khả năng sao chép của tế bào càng mạnh. Telomere là trình tự lặp lại DNA ở đoạn cuối nhiễm sắc thể và mang gen sao chép tế bào.
Mỗi lần tế bào phân chia, telomere sẽ rút ngắn một chút, do đó độ dài ngắn của telomere có thể quyết định khả năng phân chia của tế bào.
Theo các nhà khoa học, telomere tương đối dài không những có thể đảm bảo làn da giữ được sự tươi trẻ, mà còn có thể bảo vệ các bộ phận khác trên cơ thể như xương, mắt, tim, làm chậm lại sự lão hóa thị lực, loãng xương và bệnh tim.
Nếu một người có 100 nốt ruồi trên cơ thể, nguy cơ mắc chứng loãng xương thấp hơn 1/2 so với những người chỉ có 25 nuốt ruồi./.
Theo các nhà khoa học, nốt ruồi được hình thành bởi các melanin được sinh ra trong quá trình phân chia nhanh của tế bào.
Thông thường nốt ruồi hình thành từ lúc bốn tuổi và đến 40 tuổi sẽ dừng lại. Trung bình toàn cơ thể người có khoảng từ 30 đến 40 nốt ruồi.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu 1.200 cặp song sinh nữ tuổi từ 18 đến 79 phát hiện một số đối tượng sau 40 tuổi nốt ruồi vẫn phát triển, hơn nữa làn da trở nên nhẵn nhụi và không thấy xuất hiện vết nhăn.
Các nhà khoa học cho biết người có nhiều nốt ruồi, các telomere của tế bào máu trắng càng dài ra, vì thế khả năng sao chép của tế bào càng mạnh. Telomere là trình tự lặp lại DNA ở đoạn cuối nhiễm sắc thể và mang gen sao chép tế bào.
Mỗi lần tế bào phân chia, telomere sẽ rút ngắn một chút, do đó độ dài ngắn của telomere có thể quyết định khả năng phân chia của tế bào.
Theo các nhà khoa học, telomere tương đối dài không những có thể đảm bảo làn da giữ được sự tươi trẻ, mà còn có thể bảo vệ các bộ phận khác trên cơ thể như xương, mắt, tim, làm chậm lại sự lão hóa thị lực, loãng xương và bệnh tim.
Nếu một người có 100 nốt ruồi trên cơ thể, nguy cơ mắc chứng loãng xương thấp hơn 1/2 so với những người chỉ có 25 nuốt ruồi./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)