Ngày 26/12, tại Hải Phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Pháp lệnh Phòng chống bão lụt và tham vấn xây dựng luật phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 18 năm qua, Pháp lệnh Phòng chống bão lụt đã đem lại 6 kết quả lớn liên quan đến việc ban hành văn bản, kiện toàn hệ thống tổ chức, nâng cao nhận thức của người dân và sự chủ động trong phòng ngừa, triển khai ứng phó và khắc phục hậu quả của thiên tai.
Tuy nhiên, việc thực thi pháp lệnh còn nhiều khó khăn, vướng mắc như phạm vi điều chỉnh, một số quy định không còn phù hợp hoặc không đầy đủ, một số vấn đề cần thiết nhưng chưa được quy định trong pháp lệnh…
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung tham vấn xây dựng luật phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Theo các chuyên gia, việc xây dựng luật cần tập trung vào một số điểm quan trọng như vai trò của các ban, ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân với công tác phòng chống bão lụt; nguồn lực, kinh phí để thực hiện công tác này; phân công, phân cấp hợp lý để tránh chồng chéo nhiệm vụ và đùn đẩy trách nhiệm khi có sự việc xảy ra…
Các đại biểu đều nhất trí, để thực hiện công tác phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai, người dân và cộng đồng giữ vai trò quan trọng hàng đầu.
Vì thế, từ nay đến năm 2020 phấn đấu tăng từ 20-30% nguồn lực của cộng đồng, tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện và hỗ trợ cho hoạt động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, quy định trách nhiệm để tăng tính chủ động của người dân với nhiệm vụ này./.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 18 năm qua, Pháp lệnh Phòng chống bão lụt đã đem lại 6 kết quả lớn liên quan đến việc ban hành văn bản, kiện toàn hệ thống tổ chức, nâng cao nhận thức của người dân và sự chủ động trong phòng ngừa, triển khai ứng phó và khắc phục hậu quả của thiên tai.
Tuy nhiên, việc thực thi pháp lệnh còn nhiều khó khăn, vướng mắc như phạm vi điều chỉnh, một số quy định không còn phù hợp hoặc không đầy đủ, một số vấn đề cần thiết nhưng chưa được quy định trong pháp lệnh…
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung tham vấn xây dựng luật phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Theo các chuyên gia, việc xây dựng luật cần tập trung vào một số điểm quan trọng như vai trò của các ban, ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân với công tác phòng chống bão lụt; nguồn lực, kinh phí để thực hiện công tác này; phân công, phân cấp hợp lý để tránh chồng chéo nhiệm vụ và đùn đẩy trách nhiệm khi có sự việc xảy ra…
Các đại biểu đều nhất trí, để thực hiện công tác phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai, người dân và cộng đồng giữ vai trò quan trọng hàng đầu.
Vì thế, từ nay đến năm 2020 phấn đấu tăng từ 20-30% nguồn lực của cộng đồng, tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện và hỗ trợ cho hoạt động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, quy định trách nhiệm để tăng tính chủ động của người dân với nhiệm vụ này./.
Minh Thu (TTXVN/Vietnam+)