Những ngày Tết Nguyên đán Quý Tỵ, trong không khí ấm áp, vui vẻ của xuân mới, trao đổi về sự kiện có ý nghĩa trọng đại của đất nước, của dân tộc - Sửa đổi Hiến pháp 1992, nhiều người dân Thủ đô đều tỏ ra đặc biệt hào hứng và thể hiện sự quan tâm đặc biệt của mình đối với đất nước.
Quan tâm đến những nội dung của dự thảo sửa đổi Hiến pháp về chế độ kinh tế, anh Vũ Quang Trung, quận Cầu Giấy cho rằng không nên bỏ hẳn chương II (chế độ Kinh tế) và chỉ sửa đổi điều 15 như trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Theo anh Trung, dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cần quy định theo hướng xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân để phù hợp với giai đoạn lịch sử phát triển hiện nay.
Anh Trung cho rằng muốn xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì cần một quy định nền tảng theo hướng mở, hài hòa lợi ích giữa các thành phần kinh tế, cùng tham gia phát triển kinh tế đất nước.
Anh Trung đề nghị bỏ quy định "kinh tế nhà nước giữ vào trò chủ đạo" trong nền kinh tế. Nhà nước chỉ nên giữ lại một số tập đoàn kinh tế trong các lĩnh vực trọng yếu của đất nước hoặc liên quan đến an ninh, quốc phòng đồng thời cổ phần hóa tất cả các doanh nghiệp nhà nước còn lại. Trường hợp những doanh nghiệp đó hoạt động chưa thực sự đạt hiệu quả mong muốn và đạt mục đích đề ra thì cũng có thể nghiên cứu chia tách và ngăn chặn tuyệt đối tình trạng độc quyền của doanh nghiệp Nhà nước. Cần quy định theo hướng lĩnh vực nào cũng phải có cạnh tranh. Bởi trong xu thế chung hiện nay, chúng ta tiến tới một nền kinh tế thị trường nơi mà tất cả các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế được cạnh tranh bình đẳng với nhau, anh Trung nói.
Liên quan đến Điều 54.1a trong dự thảo, anh Trung đề nghị bổ sung: "Đó là một nền kinh tế dựa vào giá cả để ấn định sản lượng và sự phân chia nguồn lực xã hội, nguồn lực sản xuất. Có điều tiết sự phân bổ thu nhập theo định hướng xã hội chủ nghĩa hướng tới sự công bằng."
Góp ý về những nội dung liên quan đến lĩnh vực giáo dục trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, chị Nguyễn Minh Hiền, chủ một doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy nêu ý kiến nên sửa lại Điều 42 như sau: "1. Mọi người có quyền và nghĩa vụ học tập, học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức. 2. Giáo dục tiểu học là bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả mọi người. 3. Nhà nước và xã hội cần tạo điều kiện để học sinh có năng khiếu được học tập để phát triển tài năng. 4. Nhà nước và xã hội cần tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được học văn hóa và học nghề phù hợp."
Theo lập luận của chị Hiền, giáo dục tiểu học là bắt buộc và phải được miễn phí bởi đây là giai đoạn giáo dục mang tính nền tảng, phổ cập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Và trên thực tế, nhiều quốc gia cũng đã miễn học phí ở bậc giáo dục này. Việt Nam đã tham gia Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em - 1989 (tại Điều 28); Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền - 1948 (tại Điều 26); Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa - 1966 (tại Điều 13), mà Việt Nam là thành viên nên Dự thảo Hiến pháp cần phải tương thích cho phù hợp.
Chị Nguyễn Minh Tâm, chuyên gia tài chính, thường trú tại huyện Từ Liêm thì rất quan tâm đến vấn đề đất đai. Góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, chị Tâm cho rằng dự thảo nên làm rõ, sửa đổi mối quan hệ giữa chủ đầu tư và người dân trong việc "Thu hồi đất để giao đất, cho thuê theo hình thức chỉ định chủ đầu tư."
Theo chị Tâm, trong hoạt động thu hồi, giao đất, cho thuê đất, thì nhà đầu tư hay người dân đều là những chủ thể bình đẳng trước luật pháp; lợi ích chính đáng của họ đều phải được tôn trọng và bảo vệ như nhau, không phân biệt.
Chị Tâm đề nghị dự thảo cần quy định theo hướng, nếu Nhà nước thu hồi đất của dân để cho chủ đầu tư sử dụng, thì Nhà nước phải bảo đảm sự công bằng giữa hai bên, không được dùng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất trong trường hợp này.
Về vấn đề xác định giá đất phù hợp với giá thị trường khi thu hồi đất, cũng theo chị Tâm, nên bổ sung thêm vào khoản 3 Điều 58 của dự thảo như sau: "Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội; các trường hợp thu hồi đất vì mục đích kinh doanh, thương mại thì bên tổ chức thu hồi đất phải thỏa thuận với công dân và giá bồi thường như thế nào do hai bên thống nhất"./.
Quan tâm đến những nội dung của dự thảo sửa đổi Hiến pháp về chế độ kinh tế, anh Vũ Quang Trung, quận Cầu Giấy cho rằng không nên bỏ hẳn chương II (chế độ Kinh tế) và chỉ sửa đổi điều 15 như trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Theo anh Trung, dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cần quy định theo hướng xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân để phù hợp với giai đoạn lịch sử phát triển hiện nay.
Anh Trung cho rằng muốn xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì cần một quy định nền tảng theo hướng mở, hài hòa lợi ích giữa các thành phần kinh tế, cùng tham gia phát triển kinh tế đất nước.
Anh Trung đề nghị bỏ quy định "kinh tế nhà nước giữ vào trò chủ đạo" trong nền kinh tế. Nhà nước chỉ nên giữ lại một số tập đoàn kinh tế trong các lĩnh vực trọng yếu của đất nước hoặc liên quan đến an ninh, quốc phòng đồng thời cổ phần hóa tất cả các doanh nghiệp nhà nước còn lại. Trường hợp những doanh nghiệp đó hoạt động chưa thực sự đạt hiệu quả mong muốn và đạt mục đích đề ra thì cũng có thể nghiên cứu chia tách và ngăn chặn tuyệt đối tình trạng độc quyền của doanh nghiệp Nhà nước. Cần quy định theo hướng lĩnh vực nào cũng phải có cạnh tranh. Bởi trong xu thế chung hiện nay, chúng ta tiến tới một nền kinh tế thị trường nơi mà tất cả các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế được cạnh tranh bình đẳng với nhau, anh Trung nói.
Liên quan đến Điều 54.1a trong dự thảo, anh Trung đề nghị bổ sung: "Đó là một nền kinh tế dựa vào giá cả để ấn định sản lượng và sự phân chia nguồn lực xã hội, nguồn lực sản xuất. Có điều tiết sự phân bổ thu nhập theo định hướng xã hội chủ nghĩa hướng tới sự công bằng."
Góp ý về những nội dung liên quan đến lĩnh vực giáo dục trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, chị Nguyễn Minh Hiền, chủ một doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy nêu ý kiến nên sửa lại Điều 42 như sau: "1. Mọi người có quyền và nghĩa vụ học tập, học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức. 2. Giáo dục tiểu học là bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả mọi người. 3. Nhà nước và xã hội cần tạo điều kiện để học sinh có năng khiếu được học tập để phát triển tài năng. 4. Nhà nước và xã hội cần tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được học văn hóa và học nghề phù hợp."
Theo lập luận của chị Hiền, giáo dục tiểu học là bắt buộc và phải được miễn phí bởi đây là giai đoạn giáo dục mang tính nền tảng, phổ cập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Và trên thực tế, nhiều quốc gia cũng đã miễn học phí ở bậc giáo dục này. Việt Nam đã tham gia Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em - 1989 (tại Điều 28); Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền - 1948 (tại Điều 26); Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa - 1966 (tại Điều 13), mà Việt Nam là thành viên nên Dự thảo Hiến pháp cần phải tương thích cho phù hợp.
Chị Nguyễn Minh Tâm, chuyên gia tài chính, thường trú tại huyện Từ Liêm thì rất quan tâm đến vấn đề đất đai. Góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, chị Tâm cho rằng dự thảo nên làm rõ, sửa đổi mối quan hệ giữa chủ đầu tư và người dân trong việc "Thu hồi đất để giao đất, cho thuê theo hình thức chỉ định chủ đầu tư."
Theo chị Tâm, trong hoạt động thu hồi, giao đất, cho thuê đất, thì nhà đầu tư hay người dân đều là những chủ thể bình đẳng trước luật pháp; lợi ích chính đáng của họ đều phải được tôn trọng và bảo vệ như nhau, không phân biệt.
Chị Tâm đề nghị dự thảo cần quy định theo hướng, nếu Nhà nước thu hồi đất của dân để cho chủ đầu tư sử dụng, thì Nhà nước phải bảo đảm sự công bằng giữa hai bên, không được dùng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất trong trường hợp này.
Về vấn đề xác định giá đất phù hợp với giá thị trường khi thu hồi đất, cũng theo chị Tâm, nên bổ sung thêm vào khoản 3 Điều 58 của dự thảo như sau: "Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội; các trường hợp thu hồi đất vì mục đích kinh doanh, thương mại thì bên tổ chức thu hồi đất phải thỏa thuận với công dân và giá bồi thường như thế nào do hai bên thống nhất"./.
Minh Nghĩa (TTXVN)