Theo cuộc khảo sát của Hiệp hội kinh doanh Conferescenti-Swg công bố ngày 2/1, người dân Italy đang thực sự lo ngại về triển vọng kinh tế của nước này trong năm 2012 giữa lúc cuộc khủng hoảng nợ công vẫn đang tiếp tục hoành hành châu Âu.
Kết quả cuộc khảo sát cho thấy có tới 48% số người được hỏi ý kiến bày tỏ thái độ bi quan về tình hình kinh tế của Italy năm 2012, cao hơn nhiều so với mức 33% của năm 2010, trong khi 38% cho rằng những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công đối với các gia đình sẽ trở nên tồi tệ hơn trong năm nay.
Chỉ có 17% số người được hỏi ý kiến nói rằng tình hình kinh tế sẽ đạt được một mức cải thiện nhất định nào đó trong tương lai gần, giảm đáng kể so với mức 24% vốn từng có đánh giá tích cực về nền kinh tế của Italy trong năm 2011.
Cuộc khảo sát của Conferescenti-Swg cũng cho thấy người tiêu dùng Italy đã có phản ứng mạnh mẽ trước những khó khăn kinh tế thời gian qua, với 83% số người được hỏi ý kiến đã thực hiện cắt giảm chi tiêu, nhất là trong việc mua sắm áo quần, dày giép, đồ dùng gia đình và các khoản dùng cho các kỳ nghỉ, trong khi chỉ có 5% là tăng chi tiêu trong năm 2011.
Theo đánh giá, đại diện cho hơn 270.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ và một số lĩnh vực khác ở Italy, người dân nước này hiện đang đòi hỏi chính phủ phải có thêm các biện pháp “dũng cảm hơn nữa” nhằm cắt giảm chi tiêu công và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hồi tháng 12/2011, chính phủ của tân Thủ tướng Mario Monti đã đưa ra một gói biện pháp thắt lưng buộc bụng trị giá 33 tỷ euro nhằm cứu nguy cho nền kinh tế Italy, giúp cân bằng ngân sách vào năm 2013. Trước đó, hồi tháng 7 và tháng 9/2011, chính phủ tiền nhiệm Silvio Berlusconi cũng đã thông qua hai kế hoạch thắt lưng buộc bụng lần lượt là 48 tỷ euro và 54,2 tỷ euro.
Với khoản nợ công hiện đang ở mức 1.900 tỷ euro, chiếm khoảng 120% GDP, cùng với chi phí vay mượn và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, Italy hiện là trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Dư luận nhìn chung đang có những đánh giá khá bi quan về nền kinh tế của Italy, cho rằng nước này có thể tiếp bước Hy Lạp trở thành nạn nhân kế tiếp của cuộc khủng hoảng nợ công nếu không có sự cứu trợ của Liên minh châu Âu./.
Kết quả cuộc khảo sát cho thấy có tới 48% số người được hỏi ý kiến bày tỏ thái độ bi quan về tình hình kinh tế của Italy năm 2012, cao hơn nhiều so với mức 33% của năm 2010, trong khi 38% cho rằng những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công đối với các gia đình sẽ trở nên tồi tệ hơn trong năm nay.
Chỉ có 17% số người được hỏi ý kiến nói rằng tình hình kinh tế sẽ đạt được một mức cải thiện nhất định nào đó trong tương lai gần, giảm đáng kể so với mức 24% vốn từng có đánh giá tích cực về nền kinh tế của Italy trong năm 2011.
Cuộc khảo sát của Conferescenti-Swg cũng cho thấy người tiêu dùng Italy đã có phản ứng mạnh mẽ trước những khó khăn kinh tế thời gian qua, với 83% số người được hỏi ý kiến đã thực hiện cắt giảm chi tiêu, nhất là trong việc mua sắm áo quần, dày giép, đồ dùng gia đình và các khoản dùng cho các kỳ nghỉ, trong khi chỉ có 5% là tăng chi tiêu trong năm 2011.
Theo đánh giá, đại diện cho hơn 270.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ và một số lĩnh vực khác ở Italy, người dân nước này hiện đang đòi hỏi chính phủ phải có thêm các biện pháp “dũng cảm hơn nữa” nhằm cắt giảm chi tiêu công và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hồi tháng 12/2011, chính phủ của tân Thủ tướng Mario Monti đã đưa ra một gói biện pháp thắt lưng buộc bụng trị giá 33 tỷ euro nhằm cứu nguy cho nền kinh tế Italy, giúp cân bằng ngân sách vào năm 2013. Trước đó, hồi tháng 7 và tháng 9/2011, chính phủ tiền nhiệm Silvio Berlusconi cũng đã thông qua hai kế hoạch thắt lưng buộc bụng lần lượt là 48 tỷ euro và 54,2 tỷ euro.
Với khoản nợ công hiện đang ở mức 1.900 tỷ euro, chiếm khoảng 120% GDP, cùng với chi phí vay mượn và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, Italy hiện là trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Dư luận nhìn chung đang có những đánh giá khá bi quan về nền kinh tế của Italy, cho rằng nước này có thể tiếp bước Hy Lạp trở thành nạn nhân kế tiếp của cuộc khủng hoảng nợ công nếu không có sự cứu trợ của Liên minh châu Âu./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)