Từ khi Thủy điện Suối Tráng được xây dựng, người dân xã Bắc Phong (Cao Phong, Hòa Bình) khốn đốn khi hàng nghìn mét đất trồng mía bị lũ làm mất trắng, khiến cuộc sống của nhiều hộ dân bị đe dọa. Nhưng cho đến nay, việc đền bù thiệt hại cho dân vẫn đang còn “trên giấy” và những người “thấp cổ bé họng” chỉ biết mòn mỏi ngóng chờ...
Khốn khó vì lũ
Trong chuyến đi tìm hiểu về vụ tai nạn kinh hoàng từ sự cố tràn nước Thủy điện Suối Tráng (do Công ty Văn Hồng làm chủ đầu tư) khiến một người chết và một người bị thương, phóng viên Vietnam+ được người dân cho hay, thủy điện này nhiều phen khiến họ khốn khó.
Nghẹn giọng, anh Bùi Văn Chiến (người dân xóm Môn) kể, để làm kinh tế, gia đình anh đã phải vay vốn ngân hàng hàng chục triệu đồng đầu tư hơn 3.000m rạch trồng mía. Những tưởng đến vụ thu hoạch sẽ có tiền trả nợ và cho con đi học, nhưng đợt mưa lũ cuối tháng 5, đầu tháng 6 đã khiến hơn 1.000m mía đến kỳ thu hoạch bị mất trắng...
“Không chỉ có mía nhà tôi mà diện tích nông nghiệp của nhiều gia đình khác cũng bị nước lũ làm hỏng hết,” anh Chiến nói.
Ông Bùi Văn Liều, Trưởng xóm Môn cho biết, cả xóm Môn có đến gần 40 hộ gia đình bị thiệt hại về hoa màu với tổng diện tích khoảng 2ha. Trong số đó, có gần 3.000m2 đất của 6 hộ bị mất vĩnh viễn, không thể tái sản xuất. Nguyên nhân của tình trạng trên là do đập nhà máy thủy điện Suối Tráng của Công ty Văn Hồng xây chắn ngang dòng suối. Khi có mưa to, lưu lượng nước lũ lớn ở trên núi dồn về gây nên tình trạng ngập úng cục bộ. Cuối tháng 5, đợt mưa lớn kéo theo đất đá từ thượng nguồn dồn về làm hỏng hệ thống cánh phai lật tự động xả tràn của nhà máy, gây ra thiệt hại về hoa màu cho người dân...
Anh Bùi Văn Mười (xóm Dài) ngán ngẩm: Khu vực chúng tôi ở năm nào cũng có lũ, nhưng lượng nước rút đi rất nhanh và chỉ ngập đến ven suối không ngập đến đất sản xuất. Thế nhưng, kể từ năm 2010, khi thủy điện Suối Tráng xây đập chắn ngang dòng suối, đến khi lũ về gây ra úng tắc cục bộ khiến diện tích đất sản xuất ngập úng kéo dài, gây thiệt hại cho dân.
Theo lời anh Mười, những ruộng mía bị ngập úng đều bị mất trắng, hoặc bị ảnh hưởng khiến còi cọc. Nhiều người chuyển sang trồng ngô nhưng nước lũ về thì ngô cũng hỏng...
Đấy là chưa kể đến việc nước lũ cuồn cuộn kéo về khiến những người dân có nhà ở ven suối như anh Chiến hết sức lo ngại. Nửa đêm, nghe tiếng nước ào ào mà chỉ sợ nước cuốn trôi cả nhà cửa khiến cả nhà không ngủ được. Cũng may, chưa có nhà nào bị nước lũ cuốn trôi.
Dài cổ đợi đền bù
Ông Bùi Văn Bình (Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Bắc Phong) cho hay, Thủy điện Suối Tráng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2011. Khi xây dựng, xe cộ trọng tải lớn của nhà máy đã khiến đường giao thông của xã bị ảnh hưởng. Cho dù nhà máy cam kết sửa chữa nhưng đến nay cũng chỉ chắp vá tạm bợ.
Về việc thủy điện gây ngập úng, ông Bình nói sự việc diễn ra cả năm nay chứ không chỉ riêng đợt mưa vừa rồi. Tuy nhiên, đến nay Công ty Văn Hồng mới chỉ đền bù thiệt hại về hoa màu cho 6 hộ với tổng số tiền hơn 70 triệu đồng. Còn diện tích đất bị ngập vĩnh viễn, hoa màu thiệt hại của khoảng 40 hộ dân khác vẫn chưa được đền bù.
Trong thẩm quyền của mình, xã Bắc Phong đã kiến nghị lên huyện. Tuy nhiên, việc giải quyết dứt điểm diễn ra rất chậm, gây bức xúc trong dân. Trong khi đó, một số cuộc họp giữa Văn Hồng và xã diễn ra cũng không giải quyết được vấn đề.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Vũ Đình Việt (Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Cao Phong) cho biết, diện tích đất bị ảnh hưởng do mưa lũ lên tới trên 3ha. Hiện, cán bộ huyện đã đo đạc diện tích và lên khung giá đền bù. Tuy nhiên do phía Công ty Văn Hồng chưa có tiền nên việc đền bù bị chậm lại.
Theo ông Việt, cả huyện Cao Phong có 20 doanh nghiệp thì nay hầu như không còn đơn vị nào hoạt động. “Đó là tình trạng chung, cần ghi nhận và thông cảm cho doanh nghiệp,” ông Việt nói.
Cũng do "hoàn cảnh," nên huyện Cao Phong cũng chưa đưa ra thời gian đền bù với Công ty Văn Hồng. Do đó, người dân vẫn phải mòn mỏi chờ được đền bù để có tiền tiếp tục sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích canh tác.
Về phía Công ty Văn Hồng, Giám đốc Đặng Văn Hồng cho hay việc ngập lụt tại Bắc Phong đã được lường trước trong thiết kế của Thủy điện Suối Tráng và đơn vị này sẽ đền bù cho dân theo quy định.
Nhưng do doanh nghiệp đang “mắc kẹt” và chưa có tiền nên việc đền bù bị chậm trễ. Song, từ giờ đến cuối năm 2012 doanh nghiệp cũng hứa sẽ cố gắng thu xếp để trả cho người dân./.
Khốn khó vì lũ
Trong chuyến đi tìm hiểu về vụ tai nạn kinh hoàng từ sự cố tràn nước Thủy điện Suối Tráng (do Công ty Văn Hồng làm chủ đầu tư) khiến một người chết và một người bị thương, phóng viên Vietnam+ được người dân cho hay, thủy điện này nhiều phen khiến họ khốn khó.
Nghẹn giọng, anh Bùi Văn Chiến (người dân xóm Môn) kể, để làm kinh tế, gia đình anh đã phải vay vốn ngân hàng hàng chục triệu đồng đầu tư hơn 3.000m rạch trồng mía. Những tưởng đến vụ thu hoạch sẽ có tiền trả nợ và cho con đi học, nhưng đợt mưa lũ cuối tháng 5, đầu tháng 6 đã khiến hơn 1.000m mía đến kỳ thu hoạch bị mất trắng...
“Không chỉ có mía nhà tôi mà diện tích nông nghiệp của nhiều gia đình khác cũng bị nước lũ làm hỏng hết,” anh Chiến nói.
Ông Bùi Văn Liều, Trưởng xóm Môn cho biết, cả xóm Môn có đến gần 40 hộ gia đình bị thiệt hại về hoa màu với tổng diện tích khoảng 2ha. Trong số đó, có gần 3.000m2 đất của 6 hộ bị mất vĩnh viễn, không thể tái sản xuất. Nguyên nhân của tình trạng trên là do đập nhà máy thủy điện Suối Tráng của Công ty Văn Hồng xây chắn ngang dòng suối. Khi có mưa to, lưu lượng nước lũ lớn ở trên núi dồn về gây nên tình trạng ngập úng cục bộ. Cuối tháng 5, đợt mưa lớn kéo theo đất đá từ thượng nguồn dồn về làm hỏng hệ thống cánh phai lật tự động xả tràn của nhà máy, gây ra thiệt hại về hoa màu cho người dân...
Anh Bùi Văn Mười (xóm Dài) ngán ngẩm: Khu vực chúng tôi ở năm nào cũng có lũ, nhưng lượng nước rút đi rất nhanh và chỉ ngập đến ven suối không ngập đến đất sản xuất. Thế nhưng, kể từ năm 2010, khi thủy điện Suối Tráng xây đập chắn ngang dòng suối, đến khi lũ về gây ra úng tắc cục bộ khiến diện tích đất sản xuất ngập úng kéo dài, gây thiệt hại cho dân.
Theo lời anh Mười, những ruộng mía bị ngập úng đều bị mất trắng, hoặc bị ảnh hưởng khiến còi cọc. Nhiều người chuyển sang trồng ngô nhưng nước lũ về thì ngô cũng hỏng...
Đấy là chưa kể đến việc nước lũ cuồn cuộn kéo về khiến những người dân có nhà ở ven suối như anh Chiến hết sức lo ngại. Nửa đêm, nghe tiếng nước ào ào mà chỉ sợ nước cuốn trôi cả nhà cửa khiến cả nhà không ngủ được. Cũng may, chưa có nhà nào bị nước lũ cuốn trôi.
Dài cổ đợi đền bù
Ông Bùi Văn Bình (Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Bắc Phong) cho hay, Thủy điện Suối Tráng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2011. Khi xây dựng, xe cộ trọng tải lớn của nhà máy đã khiến đường giao thông của xã bị ảnh hưởng. Cho dù nhà máy cam kết sửa chữa nhưng đến nay cũng chỉ chắp vá tạm bợ.
Về việc thủy điện gây ngập úng, ông Bình nói sự việc diễn ra cả năm nay chứ không chỉ riêng đợt mưa vừa rồi. Tuy nhiên, đến nay Công ty Văn Hồng mới chỉ đền bù thiệt hại về hoa màu cho 6 hộ với tổng số tiền hơn 70 triệu đồng. Còn diện tích đất bị ngập vĩnh viễn, hoa màu thiệt hại của khoảng 40 hộ dân khác vẫn chưa được đền bù.
Trong thẩm quyền của mình, xã Bắc Phong đã kiến nghị lên huyện. Tuy nhiên, việc giải quyết dứt điểm diễn ra rất chậm, gây bức xúc trong dân. Trong khi đó, một số cuộc họp giữa Văn Hồng và xã diễn ra cũng không giải quyết được vấn đề.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Vũ Đình Việt (Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Cao Phong) cho biết, diện tích đất bị ảnh hưởng do mưa lũ lên tới trên 3ha. Hiện, cán bộ huyện đã đo đạc diện tích và lên khung giá đền bù. Tuy nhiên do phía Công ty Văn Hồng chưa có tiền nên việc đền bù bị chậm lại.
Theo ông Việt, cả huyện Cao Phong có 20 doanh nghiệp thì nay hầu như không còn đơn vị nào hoạt động. “Đó là tình trạng chung, cần ghi nhận và thông cảm cho doanh nghiệp,” ông Việt nói.
Cũng do "hoàn cảnh," nên huyện Cao Phong cũng chưa đưa ra thời gian đền bù với Công ty Văn Hồng. Do đó, người dân vẫn phải mòn mỏi chờ được đền bù để có tiền tiếp tục sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích canh tác.
Về phía Công ty Văn Hồng, Giám đốc Đặng Văn Hồng cho hay việc ngập lụt tại Bắc Phong đã được lường trước trong thiết kế của Thủy điện Suối Tráng và đơn vị này sẽ đền bù cho dân theo quy định.
Nhưng do doanh nghiệp đang “mắc kẹt” và chưa có tiền nên việc đền bù bị chậm trễ. Song, từ giờ đến cuối năm 2012 doanh nghiệp cũng hứa sẽ cố gắng thu xếp để trả cho người dân./.
Trung Hiền (Vietnam+)