Một nhà thám hiểm bị khuyết tật của Nhật Bản cho biết anh có kế hoạch bỏ lại xe lăn để leo lên một Di sản Thế giới thời Trung cổ của Pháp vào năm 2011 với sự trợ giúp của một bộ đồ rôbốt mang tính đột phá.
Seiji Uchida, 48 tuổi, đã mất khả năng đi lại trong một vụ tai nạn xe hơi cách đây 27 năm, cho biết anh luôn mơ ước sẽ có dịp đến thăm tu viện “đẹp như trong mộng” Mont Saint-Michel ở xứ Normandy.
Giờ đây, anh đang lên kế hoạch cho chuyến đi với bộ đồ rôbốt mang tên Thiết bị Hỗ trợ Khuyết tật Xăng điện (HAL) vào mùa Hè năm sau.
Cấu tạo của bộ đồ này giống như một khung xương di động, hỗ trợ sức mạnh cơ bắp cho đôi chân người sử dụng.
“Đôi chân” máy này ban đầu được thiết kế để hỗ trợ các y tá bệnh viện nâng đỡ bệnh nhân, làm tăng sức mạnh cơ bắp và chuyển động của cơ thể người sử dụng.
Đặc biệt, mẫu toàn thân của HAL, đang được Giáo sư Yoshiyuki Sankai thuộc Đại học Tsukuba phát triển, bao gồm cả cánh tay và đôi chân máy cho phép người sử dụng mang vác các vật có trọng lượng tới 70kg (154 pound) chỉ với một cánh tay.
Trước đây, anh Uchida và các kỹ thuật viên sử dụng một phiên bản của bộ đồ HAL toàn thân với nỗ lực bất thành là chinh phục đỉnh Breithorn cao 4.164m ở Thụy Sĩ hồi năm 2006. Khi đó, các nhà leo núi mặc bộ đồ này và bế anh Uchida theo.
Uchida cho biết anh muốn tới thăm hòn đảo đá Mont Saint-Michel xinh đẹp với dốc thẳng đứng và lối đi hẹp để chứng minh rằng “người khuyết tật cũng có thể đến các địa danh lịch sử mà không cần đến cáp treo hay thang máy.”/.
Seiji Uchida, 48 tuổi, đã mất khả năng đi lại trong một vụ tai nạn xe hơi cách đây 27 năm, cho biết anh luôn mơ ước sẽ có dịp đến thăm tu viện “đẹp như trong mộng” Mont Saint-Michel ở xứ Normandy.
Giờ đây, anh đang lên kế hoạch cho chuyến đi với bộ đồ rôbốt mang tên Thiết bị Hỗ trợ Khuyết tật Xăng điện (HAL) vào mùa Hè năm sau.
Cấu tạo của bộ đồ này giống như một khung xương di động, hỗ trợ sức mạnh cơ bắp cho đôi chân người sử dụng.
“Đôi chân” máy này ban đầu được thiết kế để hỗ trợ các y tá bệnh viện nâng đỡ bệnh nhân, làm tăng sức mạnh cơ bắp và chuyển động của cơ thể người sử dụng.
Đặc biệt, mẫu toàn thân của HAL, đang được Giáo sư Yoshiyuki Sankai thuộc Đại học Tsukuba phát triển, bao gồm cả cánh tay và đôi chân máy cho phép người sử dụng mang vác các vật có trọng lượng tới 70kg (154 pound) chỉ với một cánh tay.
Trước đây, anh Uchida và các kỹ thuật viên sử dụng một phiên bản của bộ đồ HAL toàn thân với nỗ lực bất thành là chinh phục đỉnh Breithorn cao 4.164m ở Thụy Sĩ hồi năm 2006. Khi đó, các nhà leo núi mặc bộ đồ này và bế anh Uchida theo.
Uchida cho biết anh muốn tới thăm hòn đảo đá Mont Saint-Michel xinh đẹp với dốc thẳng đứng và lối đi hẹp để chứng minh rằng “người khuyết tật cũng có thể đến các địa danh lịch sử mà không cần đến cáp treo hay thang máy.”/.
Cao Phong (Vietnam+)