Theo kết quả thống kê của Hội đồng bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên (NRDC) công bố ngày 21/8, mỗi năm người Mỹ đã lãng phí gần 1/2 nguồn lương thực, và ước tính có trị giá khoảng 165 tỷ USD.
Chương trình nghiên cứu lương thực và nông nghiệp của nhà khoa học Dana Gunders thuộc NRDC cho biết người Mỹ hàng ngày đang vứt đi rất nhiều loại thực phẩm khác nhau, làm lãng phí tiền bạc và nguồn tài nguyên vô cùng quý báu của đất nước nói riêng và thế giới nói chung.
Báo cáo của NRDC cho thấy mỗi năm người Mỹ vứt bỏ tới hơn 40% nguồn lương thực của họ, và cứ một gia đình Mỹ có bốn người thì mức lãng phí trung bình lên tới 2.275 USD/năm. Điển hình, trong những năm thập niên 70, tỷ lệ lãng phí lương thực tại đất nước giàu có này đã lên tới 50 % .
Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, chỉ cần nước Mỹ giảm mức thất thoát trên xuống 15% thì nguồn thực phẩm tiết kiệm được có thể đáp ứng nhu cầu lương thực cho khoảng 25 triệu người/năm, giảm đáng kể gánh nặng chi tiêu cho đất nước.
Hiện các loại hoa quả và rau xanh cũng như rễ và củ là những thức ăn bị lãng phí nhiều nhất trên thế giới. Lượng tồn của loại thực phẩm này hàng năm tại các cửa hiệu là vô cùng lớn.
Số liệu từ Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho thấy tổng khối lượng thức ăn bị thất thoát hay lãng phí mỗi năm tương ứng với hơn một nửa số sản lượng ngũ cốc của thế giới (2,3 tỷ tấn trong giai đoạn 2009 – 2010).
Trong tháng 6/2012, FAO đã đưa ra sáng kiến “Tiết kiệm thực phẩm” (Save Food) như một chương trình quốc tế nhằm mục đích giảm thiểu 1/3 lượng thức ăn được sản xuất trên thế giới bị lãng phí mỗi năm và giảm thiểu các tổn thất về lương thực vốn được đánh giá có thể tiết kiệm tới 1 nghìn tỷ USD./.
Chương trình nghiên cứu lương thực và nông nghiệp của nhà khoa học Dana Gunders thuộc NRDC cho biết người Mỹ hàng ngày đang vứt đi rất nhiều loại thực phẩm khác nhau, làm lãng phí tiền bạc và nguồn tài nguyên vô cùng quý báu của đất nước nói riêng và thế giới nói chung.
Báo cáo của NRDC cho thấy mỗi năm người Mỹ vứt bỏ tới hơn 40% nguồn lương thực của họ, và cứ một gia đình Mỹ có bốn người thì mức lãng phí trung bình lên tới 2.275 USD/năm. Điển hình, trong những năm thập niên 70, tỷ lệ lãng phí lương thực tại đất nước giàu có này đã lên tới 50 % .
Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, chỉ cần nước Mỹ giảm mức thất thoát trên xuống 15% thì nguồn thực phẩm tiết kiệm được có thể đáp ứng nhu cầu lương thực cho khoảng 25 triệu người/năm, giảm đáng kể gánh nặng chi tiêu cho đất nước.
Hiện các loại hoa quả và rau xanh cũng như rễ và củ là những thức ăn bị lãng phí nhiều nhất trên thế giới. Lượng tồn của loại thực phẩm này hàng năm tại các cửa hiệu là vô cùng lớn.
Số liệu từ Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho thấy tổng khối lượng thức ăn bị thất thoát hay lãng phí mỗi năm tương ứng với hơn một nửa số sản lượng ngũ cốc của thế giới (2,3 tỷ tấn trong giai đoạn 2009 – 2010).
Trong tháng 6/2012, FAO đã đưa ra sáng kiến “Tiết kiệm thực phẩm” (Save Food) như một chương trình quốc tế nhằm mục đích giảm thiểu 1/3 lượng thức ăn được sản xuất trên thế giới bị lãng phí mỗi năm và giảm thiểu các tổn thất về lương thực vốn được đánh giá có thể tiết kiệm tới 1 nghìn tỷ USD./.
Thạch Thảo (Vietnam+)