Đầu giờ chiều hôm nay (1/1/2013), khi Hà Nội đang “gồng mình” trong tiết trời giá rét của ngày đầu năm, tại các bến xe, người ngoại tỉnh đã nườm nượp đổ về Thủ đô, chuẩn bị cho ngày làm việc đầu năm mới. Các bến xe lớn ở thủ đô phải “cõng” lượng người khổng lồ. Hành khách đổ xô về Hà Nội sau đợt nghỉ lễ Tết Dương lịch cũng khiến giao thông ở nhiều tuyến đường bị ùn ứ cục bộ.
Xe nối đuôi “đổ” bến Theo ghi nhận của phóng viên Vietnam+, ngay từ đầu giờ chiều nay, dòng xe khách từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Thái Bình,… đã nối đuôi nhau tiến về các bến xe, khiến nhiều tuyến đường như Giải Phóng, Phạm Hùng đông nghẹt phương tiện. Trước cửa bến xe Nước Ngầm, giao thông nhiều có lúc rơi vào tình trạng hỗn loạn, đặc biệt là lối xe ra vào bến. Tại đây, hàng nghìn người từ trong bến đi ra mang theo hành lý lỉnh kỉnh tìm xe buýt, xe ôm và đợi người thân đón về. Càng về chiều, lượng xe khách từ các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ,… đổ về bến xe Mỹ Đình ngày một đông hơn. Trước cửa bến xe Mỹ Đình (đường Phạm Hùng) giao thông rơi vào tình trạng quá tải. Nhiều lúc, lực lượng giao thông phải “mạnh tay” cùng nhân viên bến xe “gỡ rối.” Bên trong sân bến xe Mỹ Đình, từng đoàn người kéo nhau rời khỏi những chiếc xe chật chội, tiến ra đường khiến bến xe lẫn nhà chờ đông nghẹt người. Cùng lúc đó, các tuyến xe buýt cũng thi nhau rời bế chạy vào các ngả nội thành trong tình trạng kín ních người. Tại các điểm dừng đỗ xe buýt trên đường Phạm Hùng, hàng ngàn người run rẩy trong gió rét, dành nhau lên xe về nhà. Tại khu vực cổng vào của các bến xe Hà Nội, trung bình cứ 3 phút lại có một chuyến xe Thái Bình-Hà Nội, Ninh Bình-Hà Nội, Thanh Hóa-Hà Nội... dồn dập về bến.
Xe nối đuôi “đổ” bến Theo ghi nhận của phóng viên Vietnam+, ngay từ đầu giờ chiều nay, dòng xe khách từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Thái Bình,… đã nối đuôi nhau tiến về các bến xe, khiến nhiều tuyến đường như Giải Phóng, Phạm Hùng đông nghẹt phương tiện. Trước cửa bến xe Nước Ngầm, giao thông nhiều có lúc rơi vào tình trạng hỗn loạn, đặc biệt là lối xe ra vào bến. Tại đây, hàng nghìn người từ trong bến đi ra mang theo hành lý lỉnh kỉnh tìm xe buýt, xe ôm và đợi người thân đón về. Càng về chiều, lượng xe khách từ các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ,… đổ về bến xe Mỹ Đình ngày một đông hơn. Trước cửa bến xe Mỹ Đình (đường Phạm Hùng) giao thông rơi vào tình trạng quá tải. Nhiều lúc, lực lượng giao thông phải “mạnh tay” cùng nhân viên bến xe “gỡ rối.” Bên trong sân bến xe Mỹ Đình, từng đoàn người kéo nhau rời khỏi những chiếc xe chật chội, tiến ra đường khiến bến xe lẫn nhà chờ đông nghẹt người. Cùng lúc đó, các tuyến xe buýt cũng thi nhau rời bế chạy vào các ngả nội thành trong tình trạng kín ních người. Tại các điểm dừng đỗ xe buýt trên đường Phạm Hùng, hàng ngàn người run rẩy trong gió rét, dành nhau lên xe về nhà. Tại khu vực cổng vào của các bến xe Hà Nội, trung bình cứ 3 phút lại có một chuyến xe Thái Bình-Hà Nội, Ninh Bình-Hà Nội, Thanh Hóa-Hà Nội... dồn dập về bến.
Từng đoàn xe nối đuôi nhau trả khách. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tại cửa ngõ phía Nam Hà Nội, từng dòng xe nối đuôi nhau theo đường Giải Phóng tiến về bến xe Giáp Bát nên nhiều nút giao thông cũng rơi vào cảnh tượng ùn ứ cục bộ. Ba giờ chiều, khu vực đỗ xe của bến hầu như không còn chỗ len người vì lượng xe đổ về ngày một đông. Nhiều ôtô vào bến đã được điều tiết đỗ ở khoảng sân phía ngoài để giảm gánh nặng cho khu vực trung tâm. Phía cửa ôtô về bến, tình hình khá nóng khi một hàng dài ôtô đợi tới lượt trả khách khiến con đường chật cứng. Còi xe inh ỏi “hợp tấu” cùng tiếng lái xe, phụ xe om sòm làm cả khu vực bến xe náo loạn. Vừa bước xuống xe, đứng tạm bên cạnh túi đồ to lỉnh khỉnh, chị Nguyễn Thị Hoa, (Đô Lương, Nghệ An) thở phào chia sẻ: “Mệt quá chú a. Bình thường từ quê ra Hà Nội mất có 6 đến 7 tiếng, còn hôm nay nhà xe dừng đón, nhồi nhét khách. Vào nội thành thì tắc đường nên hơn 9 tiếng đồng hồ mới tơi đây.” Sau tiếng thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng. chị Hoa cho hay, nhà xe cứ nhồi 3 người bị xếp ngồi trên một chiếc giường nằm. Không kể già hay trẻ, chiếc xe có hơn 40 chỗ nhưng họ nhồi nhét tới hơn 100 hành khách. Đông quá nên cứ người này thẳng chân, người kia lại co lại. Thật khổ.” “Cứ tưởng đi sớm bữa cho rảnh, ai ngờ vẫn phải ngồi đè lên nhau. Đau hết cả người,” chị Hoa ngán ngẩm nói. Cùng chung cảnh ngộ đó, Hoàng Lan, quê Thanh Hóa mặt đỏ gay vì mệt nên ngồi bệt dưới nền nhà để nghỉ lấy lại sức. Lan kể, bình thường, Lan vẫn lên sớm khoảng 1 ngày để tránh cảnh chen lấn. Năm nay có chút việc, đến sát ngày đi học cô sinh viên đại học Xây Dựng mới bắt xe lên Hà Nội. Chen lấn đã đành, suốt quãng đường từ quê lên Hà Nội, Lan còn phải đứng tới mấy chục cây số vì đến cả ghế nhựa cũng không còn để ngồi. “Xe thì chật ních khách. Bình thường em không say xe mà hôm nay cũng nôn nao mệt lử. Đã thế, giá vé còn đắt gấp rưỡi, những 150.000 đồng, ngày thường vé chỉ 100.000 đồng là cùng”, Lan nói. Hầu hết, các tuyến xe chạy ngày hôm nay, khách đã lên xe đều phải chịu chung giá vé đồng mức dù xa hay gần. Nhà xe tha hồ có dịp chặt chém giá vé bởi nếu khách không đi thì cũng không có xe mà bắt. Không những chật ních người trong bến, phía đường dành cho người nhà chờ khách khu vực bến xe Giáp Bát chiều nay cũng “phình” rộng ra lòng đường Giải Phóng. Hàng trăm người đứng đợi khiến cả khu vực nhanh chóng quá tải. Nhiều xe ôtô phải rất khó khăn mới vượt qua được dòng người đang ngồi la liệt chờ xe buýt. Xe buýt “nêm” khách, xe ôm có “đất” làm ăn Ngày mai (2/1), các cơ quan công sở và trường học bắt đầu hoạt động nên mọi người đổ xô về Hà Nội, dẫn đến quá tải cả trên các tuyến xe buýt. Trải qua hành trình mệt nhọc, nhiều người không thể chờ đợi lâu nên vội vã bắt xe ôm, taxi về nhà. Những tuyến xe chạy qua nhiều trường Đại học luôn phải “gồng” mình “cõng” khách. Mỗi khi xe cập bến mở cửa, hàng trăm người vội vã chen nhau lên với mong muốn kiếm được một chỗ đứng để về nhà tránh rét. Chỉ vài phút sau, xe đã nêm chặt người. Trên các xe, nhiều người đứng sát với nhau nên không thể cựa quậy được. Thậm chí, có xe hành khách còn phải đứng bằng nửa chân suốt dọc hành trình.
Nhiều hành khách phải xếp hàng dài đợi xe buýt về nhà. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Các điểm dừng đỗ xe buýt trên đường Phạm Hùng (khu vực bến xe Mỹ Đình), hàng ngàn người đứng đợi xe. Khi chiếc xe buýt lao tới, dòng người đứng từ trên vỉa hè ùa xuống lòng đường, chen lấn ập vào cửa lên xe. Nhiều người vẫn cố bám vào cửa khiến phụ xe phải nói hành khách thông cảm đi chuyến sau. Nhiều tuyến xe buýt dù đã tăng cường với 5 phút lại có một chuyến, nhưng do quá đông nên tại các điểm dừng đón trả khách xe buýt chỉ mở cửa xuống rồi lại vọt đi luôn. Không bắt được xe buýt, nhiều người đành “cắn” răng chọn cách đi xe ôm, taxi về nhà. Góp “công” lớn vào cảnh tượng ấy, lượng xe ôm, taxi khu vực bến xe Giáp Bát đã có một buổi chiều tung hoành cật lực. Mặc cho lực lượng công an vã mồ hôi, nhiều taxi, xe ôm chỉ trực có kẽ hở là tranh thủ chèo kéo khách bằng được. Nhiều lái xe thậm chí còn bỏ xe ở lề đường, chạy đuổi theo khách bằng được. Bên ngoài cổng bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, hàng loạt taxi dừng đỗ ngay trên đường Giải Phóng, Phạm Hùng khiến khu vực này rơi vào cảnh ùn tắc mỗi khi có xe “vẫy” được khách lên. Đi sâu vào khu vực trong bến, cánh xe ôm còn khiến nhiều người bực bội vì độ dai dẳng có thừa. Vừa xuống xe tuyến Ninh Bình-Hà Nội, anh Đạt phải cố lắm mới thoát được cảnh vây bắt của cánh xế ôm. Từ chối hết người nọ đến người kia, đến lúc ra tới cửa bến, anh vẫn còn bị níu tay bởi đám người lạ mặt. “Chỉ sợ lẫn trong cánh xe ôm có cả lũ móc túi thì mệt. Đồ đạc thì nhiều, mình cứ phải vừa đi vừa ngó”, anh Đạt mệt mỏi. Với lý do giá xăng liên tục tăng, cái gì cũng đắt đỏ nên các bác tài cứ việc hét giá thoải mái. Ấy vậy, nhiều người không thể đợi xe buýt, lại đứng dưới thời tiết giá rét nên nhiều người đành chấp nhận với tâm lý “mỗi năm một lần, miễn sao mau về tới nhà để nghỉ ngơi chuẩn bị đi học, đi làm lại”. Theo đại diện các bến xe, lượng khách năm nay không đông so với mọi năm và đổ về bến dàn trải đồng thời lực lượng an ninh tại các bến xe cũng đã tiến hành công tác phân luồng đảm bảo trật tự để hạn chế thấp nhất tình trạng ùn tắc và giải tỏa khách ngay tại bến. “Lượng khách tập trung cao điểm nhất từ 3 đến 6 giờ chiều nay. Tuy nhiên, vẫn có một số hành khách có thể sẽ lên vào sáng ngày mai,” đại diện các bến xe nhận định./.
Hùng Võ - Việt Hùng (Vietnam+)