Đã 50 năm trôi qua, song kỷ niệm đáng nhớ với những lời dặn dò của Bác Hồ vẫn luôn sống động trong tâm trí cựu quân nhân Nguyễn Đức Dậu (xã Dân Chủ, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình).
Xuất thân từ một gia đình thuần nông nghèo ở xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, năm 1953, chàng thanh niên dân tộc Mường Nguyễn Đức Dậu theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc lên đường nhập ngũ vào Đại đội 16 Trung đoàn 12 tỉnh Hòa Bình.
Năm 1960, chàng lính trẻ vinh dự là một trong những người được tuyển chọn để bảo vệ cuộc nói chuyện của Bác Hồ với các cán bộ, chiến sỹ miền Nam tập kết tại Đoàn an dưỡng Bến Ngọc, huyện Kỳ Sơn.
Hồi tưởng về nhiệm vụ vinh dự lớn nhất cuộc đời mình, ông Dậu vẫn còn vẹn nguyên sự xúc động.
Vào một sáng mùa thu năm 1960, nhận được tin Bác Hồ về thăm các cán bộ, chiến sỹ miền Nam tập kết ở đoàn an dưỡng, các vị lãnh đạo đã cử Nguyễn Đức Dậu cùng 21 đảng viên trẻ khác làm nhiệm vụ bảo vệ cuộc gặp này.
Khi chiếc xe dừng lại trong sân, Bác bước xuống trong bộ quần áo lụa màu nâu, đội chiếc mũ cát trắng, chân đi đôi dép cao su và đi thẳng vào hội trường của đoàn an dưỡng. Ở đó đã có đông đủ các cán bộ, chiến sỹ đang hồi hộp chờ đón Bác.
Nguyễn Đức Dậu và các đồng đội đứng ngoài cửa hội trường để thực hiện nhiệm vụ của mình nhưng ai cũng chăm chú nghe và ghi nhớ từng câu của Bác.
Ông Dậu vẫn còn nhớ như in lời Bác nhắc nhở các cán bộ, chiến sỹ: “Các anh, các chị là những người đã từng tham gia quân đội, là cán bộ Nhà nước, khi tập kết ra Bắc hãy cố gắng phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho. Miền Bắc là hậu phương lớn còn miền Nam là chiến trường lớn. Sống ở đâu cũng phải được dân mến, dân tin “đi dân nhớ, ở dân thương.” Phải ba cùng: Cùng ăn, cùng ở và cùng công tác với dân. Ai khỏe nhiều thì làm nhiều, khỏe ít thì làm ít, nếu không còn sức thì phải sống gương mẫu cho con, cháu noi theo.”
“Mặc dù, thời gian bảo vệ an toàn cho cuộc nói chuyện của Bác thật ngắn ngủi nhưng hình ảnh hết sức giản dị của Người đã khiến anh em chúng tôi ai cũng cảm động. Tôi cũng luôn thấm thía lời nhắc nhở của Bác, đó là hành trang giúp tôi vượt qua những khó khăn, gian khổ trong suốt bước đường hoạt động và công tác sau này...” Ông Dậu xúc động nói./.
Xuất thân từ một gia đình thuần nông nghèo ở xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, năm 1953, chàng thanh niên dân tộc Mường Nguyễn Đức Dậu theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc lên đường nhập ngũ vào Đại đội 16 Trung đoàn 12 tỉnh Hòa Bình.
Năm 1960, chàng lính trẻ vinh dự là một trong những người được tuyển chọn để bảo vệ cuộc nói chuyện của Bác Hồ với các cán bộ, chiến sỹ miền Nam tập kết tại Đoàn an dưỡng Bến Ngọc, huyện Kỳ Sơn.
Hồi tưởng về nhiệm vụ vinh dự lớn nhất cuộc đời mình, ông Dậu vẫn còn vẹn nguyên sự xúc động.
Vào một sáng mùa thu năm 1960, nhận được tin Bác Hồ về thăm các cán bộ, chiến sỹ miền Nam tập kết ở đoàn an dưỡng, các vị lãnh đạo đã cử Nguyễn Đức Dậu cùng 21 đảng viên trẻ khác làm nhiệm vụ bảo vệ cuộc gặp này.
Khi chiếc xe dừng lại trong sân, Bác bước xuống trong bộ quần áo lụa màu nâu, đội chiếc mũ cát trắng, chân đi đôi dép cao su và đi thẳng vào hội trường của đoàn an dưỡng. Ở đó đã có đông đủ các cán bộ, chiến sỹ đang hồi hộp chờ đón Bác.
Nguyễn Đức Dậu và các đồng đội đứng ngoài cửa hội trường để thực hiện nhiệm vụ của mình nhưng ai cũng chăm chú nghe và ghi nhớ từng câu của Bác.
Ông Dậu vẫn còn nhớ như in lời Bác nhắc nhở các cán bộ, chiến sỹ: “Các anh, các chị là những người đã từng tham gia quân đội, là cán bộ Nhà nước, khi tập kết ra Bắc hãy cố gắng phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho. Miền Bắc là hậu phương lớn còn miền Nam là chiến trường lớn. Sống ở đâu cũng phải được dân mến, dân tin “đi dân nhớ, ở dân thương.” Phải ba cùng: Cùng ăn, cùng ở và cùng công tác với dân. Ai khỏe nhiều thì làm nhiều, khỏe ít thì làm ít, nếu không còn sức thì phải sống gương mẫu cho con, cháu noi theo.”
“Mặc dù, thời gian bảo vệ an toàn cho cuộc nói chuyện của Bác thật ngắn ngủi nhưng hình ảnh hết sức giản dị của Người đã khiến anh em chúng tôi ai cũng cảm động. Tôi cũng luôn thấm thía lời nhắc nhở của Bác, đó là hành trang giúp tôi vượt qua những khó khăn, gian khổ trong suốt bước đường hoạt động và công tác sau này...” Ông Dậu xúc động nói./.
Vũ Hà (TTXVN/Vietnam+)