Có thể nói như vậy về thầy giáo Vi Đức Tuấn, người dân tộc Tày, đã hơn 10 năm gắn bó với sự nghiệp “gieo chữ” tại Trường Trung học cơ sở dân tộc bán trú Mẫu Sơn, một trường nằm ở vùng cao heo hút thuộc xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Nhớ lại thời gian đầu đến dạy tại trường, thầy Tuấn tâm sự, ngày đầu tiên lên với vùng đất này, hình ảnh đập vào mắt là những chiếc gùi đựng rau rừng sau lưng các em học sinh. Hình ảnh đó đã giúp tôi hiểu và cảm nhận được rằng để các em học được cái chữ là điều rất khó khăn bởi cái "khó" đang bó người dân nơi đây. Những em học sinh muốn bám được lớp, trường, hàng ngày phải vượt núi, cắt rừng dưới thời tiết giá lạnh. Do vậy, tình trạng học sinh bỏ học là chuyện thường
Hiểu được cái khó khăn đó cộng với tấm lòng yêu thương con trẻ, thầy Vi Đức Tuấn đã không quản ngại vất vả, kiên trì lặn lội vào những bản sâu vận động dân bản cho con em tới lớp học chữ. Bản thân thầy Tuấn đã phải làm quen phong tục tập quán của người Dao, đến từng nhà dân thực hiện ba cùng với học sinh (cùng ăn, cùng học, cùng vui chơi)...
Ngoài việc dạy học, thầy Tuấn luôn gần gũi dạy các em công việc hàng ngày như thổi cơm, trồng rau, hướng dẫn tổ chức các trò chơi tập thể hay cách thức tổ chức các chương trình văn nghệ. Thầy Tuấn còn hướng dẫn học sinh cách học và ôn bài dễ nhớ, dễ hiểu... từ đó giúp các em học sinh luôn hứng thú với việc học tập.
Thầy giáo Lành Văn Thọ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở dân tộc bán trú Mẫu Sơn cho biết thầy giáo Tuấn là một trong những gương tiêu biểu của người thầy giáo trẻ dám hy sinh và chấp nhận mọi khó khăn để thực hiện việc dạy chữ tại vùng cao còn rất nhiều khó khăn này.
Mặc điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn, công tác xa nhà nhưng thầy vẫn cố giắng vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ.Với những nỗ lực vượt khó của mình thầy Tuấn đã đạt được nhiều danh hiệu như Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở năm học 2010-2011; hai năm liền được tặng giấy khen của công đoàn ngành giáo dục “Vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động phong trào giáo dục của nhà trường.”
Nỗ lực của thầy Tuấn đã góp phần giúp người dân của các bản Dao xã Mẫu Sơn đã nhận thức được việc đưa con cái đến trường học cái chữ là cần thiết. Đến nay nhà trường có bốn lớp với 59 học sinh, việc duy trì sỹ số học sinh đến lớp học đạt 96,8%; năm học 2011-2012 đã không có học sinh bỏ học./.
Nhớ lại thời gian đầu đến dạy tại trường, thầy Tuấn tâm sự, ngày đầu tiên lên với vùng đất này, hình ảnh đập vào mắt là những chiếc gùi đựng rau rừng sau lưng các em học sinh. Hình ảnh đó đã giúp tôi hiểu và cảm nhận được rằng để các em học được cái chữ là điều rất khó khăn bởi cái "khó" đang bó người dân nơi đây. Những em học sinh muốn bám được lớp, trường, hàng ngày phải vượt núi, cắt rừng dưới thời tiết giá lạnh. Do vậy, tình trạng học sinh bỏ học là chuyện thường
Hiểu được cái khó khăn đó cộng với tấm lòng yêu thương con trẻ, thầy Vi Đức Tuấn đã không quản ngại vất vả, kiên trì lặn lội vào những bản sâu vận động dân bản cho con em tới lớp học chữ. Bản thân thầy Tuấn đã phải làm quen phong tục tập quán của người Dao, đến từng nhà dân thực hiện ba cùng với học sinh (cùng ăn, cùng học, cùng vui chơi)...
Ngoài việc dạy học, thầy Tuấn luôn gần gũi dạy các em công việc hàng ngày như thổi cơm, trồng rau, hướng dẫn tổ chức các trò chơi tập thể hay cách thức tổ chức các chương trình văn nghệ. Thầy Tuấn còn hướng dẫn học sinh cách học và ôn bài dễ nhớ, dễ hiểu... từ đó giúp các em học sinh luôn hứng thú với việc học tập.
Thầy giáo Lành Văn Thọ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở dân tộc bán trú Mẫu Sơn cho biết thầy giáo Tuấn là một trong những gương tiêu biểu của người thầy giáo trẻ dám hy sinh và chấp nhận mọi khó khăn để thực hiện việc dạy chữ tại vùng cao còn rất nhiều khó khăn này.
Mặc điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn, công tác xa nhà nhưng thầy vẫn cố giắng vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ.Với những nỗ lực vượt khó của mình thầy Tuấn đã đạt được nhiều danh hiệu như Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở năm học 2010-2011; hai năm liền được tặng giấy khen của công đoàn ngành giáo dục “Vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động phong trào giáo dục của nhà trường.”
Nỗ lực của thầy Tuấn đã góp phần giúp người dân của các bản Dao xã Mẫu Sơn đã nhận thức được việc đưa con cái đến trường học cái chữ là cần thiết. Đến nay nhà trường có bốn lớp với 59 học sinh, việc duy trì sỹ số học sinh đến lớp học đạt 96,8%; năm học 2011-2012 đã không có học sinh bỏ học./.
Thắng Trung (TTXVN)