Cách đây 10.000 năm, các cư dân châu Mỹ cổ đại đã dùng những hòn đá để nghiền thức ăn thành bột, tạo nên món ăn mới để đưa vào thực đơn hàng ngày của mình.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Brigham Young (BYU) đã tiến hành khai quật một trong những địa điểm cổ xưa nhất, mà các cư dân này từng sinh sống thuộc khu vực bang Utah ngày nay, và phát hiện các công cụ bằng đá dùng để nghiền củ ấu thành bột.
Trước khi các hòn đá nghiền xuất hiện, di chỉ khai quật cho thấy thực đơn bao gồm thịt vịt, hải ly và gà tây và thịt cừu, thức ăn thường xuyên trong giai đoạn sau của người tiền sử. Thịt hươu nai cũng được sử dụng nhiều.
Nhà nhân chủng học thuộc BYU Joel Janetski cho biết, sự xuất hiện các hòn đá nghiền có nghĩa là các cư dân cổ đại đã có các bữa ăn đa dạng hơn - có khả năng không phải là bánh mỳ nhưng có thể là ngô hoặc cháo đặc từ các hạt ngũ cốc.
Ông Janetski nói: “10.000 năm trước, có một sự thay đổi về công nghệ với sự ra đời của những viên đá nghiền đầu tiên. Con người đã bắt đầu sử dụng các công cụ này để tán nhỏ các hạt thành bột.”
Janetski chỉ đạo một nhóm các sinh viên đứng đầu Quỹ Khoa học Quốc gia để “tiến sâu vào tầng đáy của di chỉ khảo cổ đã có từ 11.000 năm trước.
Janetski và các sinh viên mô tả các công cụ đá nghiền này trong một bài viết đăng trên tạp chí khoa học Kiva sắp xuất bản./.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Brigham Young (BYU) đã tiến hành khai quật một trong những địa điểm cổ xưa nhất, mà các cư dân này từng sinh sống thuộc khu vực bang Utah ngày nay, và phát hiện các công cụ bằng đá dùng để nghiền củ ấu thành bột.
Trước khi các hòn đá nghiền xuất hiện, di chỉ khai quật cho thấy thực đơn bao gồm thịt vịt, hải ly và gà tây và thịt cừu, thức ăn thường xuyên trong giai đoạn sau của người tiền sử. Thịt hươu nai cũng được sử dụng nhiều.
Nhà nhân chủng học thuộc BYU Joel Janetski cho biết, sự xuất hiện các hòn đá nghiền có nghĩa là các cư dân cổ đại đã có các bữa ăn đa dạng hơn - có khả năng không phải là bánh mỳ nhưng có thể là ngô hoặc cháo đặc từ các hạt ngũ cốc.
Ông Janetski nói: “10.000 năm trước, có một sự thay đổi về công nghệ với sự ra đời của những viên đá nghiền đầu tiên. Con người đã bắt đầu sử dụng các công cụ này để tán nhỏ các hạt thành bột.”
Janetski chỉ đạo một nhóm các sinh viên đứng đầu Quỹ Khoa học Quốc gia để “tiến sâu vào tầng đáy của di chỉ khảo cổ đã có từ 11.000 năm trước.
Janetski và các sinh viên mô tả các công cụ đá nghiền này trong một bài viết đăng trên tạp chí khoa học Kiva sắp xuất bản./.
Cao Phong (Vietnam+)