Các số liệu trên sàn giao dịch NYSE Liffe (Anh) cho thấy số lượng các hợp đồng tương lai đối với càphê robusta trên sàn này tăng hơn 2 lần so với tháng trước trong bối cảnh các hộ nông dân ở hai nước sản xuất càphê robusta chủ chốt là Việt Nam và Indonesia đang găm hàng lại.
Hãng tin Bloomberg cho biết đến ngày 19/6, các nhà đầu tư đã nắm giữ hơn 7.590 hợp đồng cho phép họ mua càphê ở mức giá 2.200 USD/tấn với thời hạn giao hàng là tháng Chín năm nay, tăng mạnh so với con số hơn 3.300 hợp đồng trong tháng trước.
Trong một tháng qua, giá càphê robusta đã giảm 13% xuống 1.736 USD/tấn. Do vậy, theo ông Judy Ganes-Chase, Chủ tịch công ty J. Ganes Consulting có trụ sở tại Panama, các hộ nông dân ở Indonesia và Việt Nam đang găm hàng lại.
Theo hãng tin Reuters, nguồn cung hạn hẹp đã làm tăng mối quan ngại về khả năng các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu ở Indonesia - nước xuất khẩu càphê robusta lớn thứ 3 thế giới - bị vỡ nợ và điều này có thể làm giảm xuất khẩu càphê của hai nước đang chiếm gần 1/4 sản lượng càphê thế giới này.
Giám đốc thu mua và tiếp thị Moelyono Soesilo của Công ty xuất khẩu Taman Delta Indonesia nói: “Các doanh nghiệp xuất khẩu và các nhà cung cấp đang gặp khó khăn.”
“Một số doanh nghiệp đã ký các hợp đồng dài hạn để bán cà phê ở các mức giá thấp hơn. Tuy nhiên, các hộ nông dân chỉ bán càphê với số lượng nhỏ để trang trải các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.”
Để đối phó với khả năng giá càphê robusta có thể sẽ tăng, một số nhà giao dịch dự báo các doanh nghiệp chế biến thực phẩm lớn trên thế giới như Nestle SA sẽ đẩy mạnh mua vào cà phê robusta để phục vụ cho việc chế biến các sản phẩm./.
Hãng tin Bloomberg cho biết đến ngày 19/6, các nhà đầu tư đã nắm giữ hơn 7.590 hợp đồng cho phép họ mua càphê ở mức giá 2.200 USD/tấn với thời hạn giao hàng là tháng Chín năm nay, tăng mạnh so với con số hơn 3.300 hợp đồng trong tháng trước.
Trong một tháng qua, giá càphê robusta đã giảm 13% xuống 1.736 USD/tấn. Do vậy, theo ông Judy Ganes-Chase, Chủ tịch công ty J. Ganes Consulting có trụ sở tại Panama, các hộ nông dân ở Indonesia và Việt Nam đang găm hàng lại.
Theo hãng tin Reuters, nguồn cung hạn hẹp đã làm tăng mối quan ngại về khả năng các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu ở Indonesia - nước xuất khẩu càphê robusta lớn thứ 3 thế giới - bị vỡ nợ và điều này có thể làm giảm xuất khẩu càphê của hai nước đang chiếm gần 1/4 sản lượng càphê thế giới này.
Giám đốc thu mua và tiếp thị Moelyono Soesilo của Công ty xuất khẩu Taman Delta Indonesia nói: “Các doanh nghiệp xuất khẩu và các nhà cung cấp đang gặp khó khăn.”
“Một số doanh nghiệp đã ký các hợp đồng dài hạn để bán cà phê ở các mức giá thấp hơn. Tuy nhiên, các hộ nông dân chỉ bán càphê với số lượng nhỏ để trang trải các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.”
Để đối phó với khả năng giá càphê robusta có thể sẽ tăng, một số nhà giao dịch dự báo các doanh nghiệp chế biến thực phẩm lớn trên thế giới như Nestle SA sẽ đẩy mạnh mua vào cà phê robusta để phục vụ cho việc chế biến các sản phẩm./.
T.M (TTXVN)