Thấm thoắt, đã 9 năm kể từ ngày, nhóm 5 người của Đại úy Nguyễn Văn Thiên vác balô cuốc bộ mấy chục cây số đường rừng, vượt đỉnh Ka Đay về với bà con người Chứt.
Năm con người ấy, người đã nghỉ hưu, người chuyển công tác, chỉ còn đại úy Thiên vẫn ngày ngày cặm cụi chăm từng bữa ăn cho bà con nơi rẻo cao Rào Tre (Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh).
Đuổi con ma rừng khỏi... đầu người Chứt
Trời Hương Liên tối sẫm. Dãy nhà lụp xụp bản Rào Tre vẫn le lói vài ánh đèn ngủ muộn. Đại úy Thiên giật mình, ngó đồng hồ. Đã gần 11 giờ đêm. Anh lại lục tục lên loa, nhắc bà con phía nớ đi ngủ để mai còn dậy dọn dẹp xóm làng sau trận lũ hồi tháng Mười vừa qua.
Anh bảo, 9 năm ở với bản nghèo, anh đã hình thành những thói quen khó bỏ như thế, vốn chỉ có ở những ông bố, bà mẹ.
Ngày lên Chứt, trung úy Thiên mới 32 tuổi xanh. Niềm tin và hy vọng vào việc đưa nhóm đồng bào thiểu số ở tít đỉnh trời về định cư khiến anh và bốn người đồng chí không nản lòng trước gian khó. Khi anh đi, đứa con trai thứ hai ở Cẩm Xuyên mới chưa đầy một tuổi.
Ngày ấy, anh đi biền biệt. Mãi tới khi cuộc sống bà con dần ổn định, anh mới thỉnh thoảng về thăm nhà.
“Nhìn lại, thế mà cũng đã gần 10 năm. Vợ tôi thỉnh thoảng vẫn điện lên bảo, nếu bố không về không khéo con quên cả mặt cha,” anh vừa cười vừa bảo.
Ngay cả đợt lụt cuối tháng Mười vừa qua, khi nước ngập băng Cẩm Xuyên, anh cũng không sao trở về với căn nhà bé nhỏ của mình được. Cả bản Rào Tre khi ấy đứng trước nguy cơ bị “xóa” khỏi bản đồ vì lũ quét theo mưa lớn đang chực đổ về. Thoáng nghĩ đến cảnh hơn 100 nhân khẩu người Chứt vì đói ăn và không còn chỗ ở, rất có thể sẽ lại vào rừng, lại du canh du cư theo mùa lá, Thiên lại quặn lòng. Anh cắn răng, gọi về động viên vợ cố cùng con vượt lên con nước.
Vẫn nụ cười hiền lành, viên đại úy gầy gò trước mặt chúng tôi phân bua: “Phải rất mất công, anh em mới đuổi được con ma rừng ra khỏi đầu người Chứt. Không thể vì cá nhân mà đánh mất điều đó được.”
Ký ức của Thiên vẫn hằn rõ hành trình “đuổi ma rừng” của tổ công tác năm xưa ấy. Chuyện bắt đầu từ một đêm mưa như trút tháng 8/2001, khi những người lính cắm bản vừa đến đây tròn hai tháng. Vào thời điểm này, người Chứt hễ ốm đau đều nhờ thầy mo Hồ Púc làm lễ cúng. Với họ, ốm đau không phải là do bệnh tật mà là do con “ma rừng” đã nhập vào người. Kể cả khi sản phụ trở dạ, bà con cũng đưa thầy Púc về.
Sáng hôm đó, một người phụ nữ trong bản tên là Hồ Thị Linh trở dạ. Mẹ đã quằn quại mấy tiếng đồng hồ liền nhưng mãi con vẫn không chịu “chui ra.” Chồng Linh, Hồ Pắc hoảng hồn, vội mời thầy lang Hồ Púc về cúng ma.
Púc cầm đàn, thấp đèn và lầm rầm ca bài hát đuổi ma rừng của người Chứt. Nhưng, đuổi mãi, hát mãi đến lúc đầu Púc tràn mồ hôi, tay Púc mỏi nhừ 10 ngón mà “con ma” vẫn không chịu buông Hồ Linh.
Vừa lúc đó, đồng chí quân y của tổ công tác đi qua. Nghe thấy tiếng Hồ Linh khóc lóc, anh lao vào, qua ánh đèn le lói, đã thấy chân đứa bé nhô ra từ phía dưới. Xác định đây là ca đẻ ngược, anh về kêu gọi anh em trong tổ khẩn trương đến đưa Linh về bệnh viện huyện.
“Khi đó, tình hình rất căng. Nếu để lâu, cả hai mẹ con sẽ chết. Nhưng gia đình chồng kiên quyết bắt Linh ở lại để thầy cúng đuổi ma. Anh em phải nói mãi, họ mới đồng ý để chuyển Linh xuống huyện,” Thiên nhớ lại.
Khi cáng đưa Hồ Linh ra khỏi nhà, mưa ngày càng dữ dội. Nước sông Ngàn Sâu ùng ục dâng cao. Đoạn đường từ Rào Tre ra huyện bị con sông cắt đôi. Nhưng, Thiên cùng anh em vẫn kiên quyết tiến. Không có xe, những đôi chân lính biên phòng trong đêm đó găm chặt xuống bùn, vượt 30km đường rừng đưa sản phụ về tới huyện an toàn.
Bốn giờ sáng cùng ngày, tại bệnh viện Huyện Hương Khê, Thiên và anh em vỡ òa ra trong niềm vui khôn xiết. Một sinh linh mới của Rào Tre đã ra đời, cháu Hồ Thị Phương Lài, đứa con tinh thần của cả tổ biên phòng ngày ấy.
Sự kiện, bộ đội đuổi ma giỏi hơn thầy cúng lan nhanh khắp bản. Người Chứt bắt đầu tin hơn vào những lời Thiên và đồng đội nói. Họ rủ nhau đi học lấy con chữ, học cách cầm cầy, gieo hạt. Con ma rừng, cũng từ ngày ấy, đã được những “thầy cúng biên phòng” vĩnh viễn đuổi khỏi đầu người Chắt. Bản làng bước vào một trang sử mới bình yên và đầy hứa hẹn.
Người trưởng bản tinh thần của Rào Tre
Đang mặn chuyện, bỗng Thiên lặng im một hồi, ngó đăm đăm ra phía bản làng đang yên giấc. Anh bảo, mặc dù trận lũ tháng 10, Rào Tre không ngập nặng, nhưng lại dính lũ quét. Bà con thiếu thóc ăn nên giờ vô cùng khốn khó.
Bữa ấy mưa rất lớn, nhưng bà con Rào Tre xưa nay vẫn sống trên cao nên chẳng mảy may lo lắng. Tuy nhiên, lòng viên đại úy tổ trưởng lại nóng như lửa đốt. Địa hình cao và dốc của đỉnh Ka Đay rất dễ dẫn đường cho lũ quét.
Nghĩ vậy, Thiên yêu cầu cả bản phải dời lên chỗ cao hơn. Đến lúc cùng bà con di tản, Thiên mới nhớ đến số trâu bò mà người Chứt đã phải vất vả lắm mới có được. Mặc mưa lớn và nước Ngàn Sâu đang dâng, anh lại cùng đồng đội lao về dắt trâu lên chỗ trú. Mấy bà con thấy bô đội mang trâu về cứ khóc mãi, vì mừng, vì thương bộ đội.
Nước rút, bản Rào Tre trở về mái nhà xưa. Nhưng, người già cứ ngân ngấn mãi nước mắt, vì cánh đồng vốn bé nhỏ, nay bị nước xói càng nhỏ nhoi hơn. Ruộng nương chỉ còn trơ lại đá sỏi.
Ngay cả cây cầu năm ngoái Chính phủ bắc qua sông Ngàn Sâu cho đồng bào cũng bị lũ cuốn phăng cả một đoạn dài, một lần nữa lại biến Rào Tre trở thành ốc đảo trên chót cùng tỉnh Hà Tĩnh.
Thiên khẽ thở dài. Câu chuyện của anh chuyển về một mạch khác. Sau lũ, anh bộn bề với việc dựng lại cái nhà cho người Chứt, vận động bà con đi mót lại số thóc dưới bùn phơi khô. Anh cũng vận động, nhà nào còn lương thực sẽ nấu một nồi cơm chung để mọi người cùng ăn, cùng sống qua gian khó.
Điều làm Thiên băn khoăn nhất, không phải là cái ăn cho bản làng trước mắt. Nhờ cứu trợ nhiều, nên Rào Tre hôm nay chưa đói. Điều anh lo hơn là tìm cách vực bản Chứt dậy như những ngày trước lũ.
Ngồi lặng lại trong căn phòng trực nhỏ một lúc lâu, người đàn ông đã 9 năm chia ngọt sẻ bùi cùng Rào Tre bảo, ngày mai và cả ngày kia nữa, anh sẽ lại cùng bà con xuống đồng cầy lại ruộng nương, rồi nếu cần sẽ lại xin giống về gây lại màu xanh cho người Chứt.
Chúng tôi lúc này lại chợt nhớ đến câu mà trưởng bản Hồ Kính đã nói lúc sáng: “Thầy Thiên cùng các thầy năm xưa đã đặt họ cho người Chứt [tổ công tác đặt tất cả họ của người Chứt là Hồ - PV]. Hôm nay, thầy Thiên lại cùng chia cơm cho người Chứt. Dân bản không thể quên cái ơn này.”
Chín năm rồi, bà con dân tộc Chứt cứ mãi truyền tai nhau về câu chuyện của người bộ đội gọi dân về bản mới. Còn với đại úy Thiên, những câu chuyện của bà con bản Rào Tre cũng luôn được anh ấp ủ trong lòng, để nhớ, để mãi hướng về mái nhà nơi rẻo cao ấy./.
Năm con người ấy, người đã nghỉ hưu, người chuyển công tác, chỉ còn đại úy Thiên vẫn ngày ngày cặm cụi chăm từng bữa ăn cho bà con nơi rẻo cao Rào Tre (Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh).
Đuổi con ma rừng khỏi... đầu người Chứt
Trời Hương Liên tối sẫm. Dãy nhà lụp xụp bản Rào Tre vẫn le lói vài ánh đèn ngủ muộn. Đại úy Thiên giật mình, ngó đồng hồ. Đã gần 11 giờ đêm. Anh lại lục tục lên loa, nhắc bà con phía nớ đi ngủ để mai còn dậy dọn dẹp xóm làng sau trận lũ hồi tháng Mười vừa qua.
Anh bảo, 9 năm ở với bản nghèo, anh đã hình thành những thói quen khó bỏ như thế, vốn chỉ có ở những ông bố, bà mẹ.
Ngày lên Chứt, trung úy Thiên mới 32 tuổi xanh. Niềm tin và hy vọng vào việc đưa nhóm đồng bào thiểu số ở tít đỉnh trời về định cư khiến anh và bốn người đồng chí không nản lòng trước gian khó. Khi anh đi, đứa con trai thứ hai ở Cẩm Xuyên mới chưa đầy một tuổi.
Ngày ấy, anh đi biền biệt. Mãi tới khi cuộc sống bà con dần ổn định, anh mới thỉnh thoảng về thăm nhà.
“Nhìn lại, thế mà cũng đã gần 10 năm. Vợ tôi thỉnh thoảng vẫn điện lên bảo, nếu bố không về không khéo con quên cả mặt cha,” anh vừa cười vừa bảo.
Ngay cả đợt lụt cuối tháng Mười vừa qua, khi nước ngập băng Cẩm Xuyên, anh cũng không sao trở về với căn nhà bé nhỏ của mình được. Cả bản Rào Tre khi ấy đứng trước nguy cơ bị “xóa” khỏi bản đồ vì lũ quét theo mưa lớn đang chực đổ về. Thoáng nghĩ đến cảnh hơn 100 nhân khẩu người Chứt vì đói ăn và không còn chỗ ở, rất có thể sẽ lại vào rừng, lại du canh du cư theo mùa lá, Thiên lại quặn lòng. Anh cắn răng, gọi về động viên vợ cố cùng con vượt lên con nước.
Vẫn nụ cười hiền lành, viên đại úy gầy gò trước mặt chúng tôi phân bua: “Phải rất mất công, anh em mới đuổi được con ma rừng ra khỏi đầu người Chứt. Không thể vì cá nhân mà đánh mất điều đó được.”
Ký ức của Thiên vẫn hằn rõ hành trình “đuổi ma rừng” của tổ công tác năm xưa ấy. Chuyện bắt đầu từ một đêm mưa như trút tháng 8/2001, khi những người lính cắm bản vừa đến đây tròn hai tháng. Vào thời điểm này, người Chứt hễ ốm đau đều nhờ thầy mo Hồ Púc làm lễ cúng. Với họ, ốm đau không phải là do bệnh tật mà là do con “ma rừng” đã nhập vào người. Kể cả khi sản phụ trở dạ, bà con cũng đưa thầy Púc về.
Sáng hôm đó, một người phụ nữ trong bản tên là Hồ Thị Linh trở dạ. Mẹ đã quằn quại mấy tiếng đồng hồ liền nhưng mãi con vẫn không chịu “chui ra.” Chồng Linh, Hồ Pắc hoảng hồn, vội mời thầy lang Hồ Púc về cúng ma.
Púc cầm đàn, thấp đèn và lầm rầm ca bài hát đuổi ma rừng của người Chứt. Nhưng, đuổi mãi, hát mãi đến lúc đầu Púc tràn mồ hôi, tay Púc mỏi nhừ 10 ngón mà “con ma” vẫn không chịu buông Hồ Linh.
Vừa lúc đó, đồng chí quân y của tổ công tác đi qua. Nghe thấy tiếng Hồ Linh khóc lóc, anh lao vào, qua ánh đèn le lói, đã thấy chân đứa bé nhô ra từ phía dưới. Xác định đây là ca đẻ ngược, anh về kêu gọi anh em trong tổ khẩn trương đến đưa Linh về bệnh viện huyện.
“Khi đó, tình hình rất căng. Nếu để lâu, cả hai mẹ con sẽ chết. Nhưng gia đình chồng kiên quyết bắt Linh ở lại để thầy cúng đuổi ma. Anh em phải nói mãi, họ mới đồng ý để chuyển Linh xuống huyện,” Thiên nhớ lại.
Khi cáng đưa Hồ Linh ra khỏi nhà, mưa ngày càng dữ dội. Nước sông Ngàn Sâu ùng ục dâng cao. Đoạn đường từ Rào Tre ra huyện bị con sông cắt đôi. Nhưng, Thiên cùng anh em vẫn kiên quyết tiến. Không có xe, những đôi chân lính biên phòng trong đêm đó găm chặt xuống bùn, vượt 30km đường rừng đưa sản phụ về tới huyện an toàn.
Bốn giờ sáng cùng ngày, tại bệnh viện Huyện Hương Khê, Thiên và anh em vỡ òa ra trong niềm vui khôn xiết. Một sinh linh mới của Rào Tre đã ra đời, cháu Hồ Thị Phương Lài, đứa con tinh thần của cả tổ biên phòng ngày ấy.
Sự kiện, bộ đội đuổi ma giỏi hơn thầy cúng lan nhanh khắp bản. Người Chứt bắt đầu tin hơn vào những lời Thiên và đồng đội nói. Họ rủ nhau đi học lấy con chữ, học cách cầm cầy, gieo hạt. Con ma rừng, cũng từ ngày ấy, đã được những “thầy cúng biên phòng” vĩnh viễn đuổi khỏi đầu người Chắt. Bản làng bước vào một trang sử mới bình yên và đầy hứa hẹn.
Người trưởng bản tinh thần của Rào Tre
Đang mặn chuyện, bỗng Thiên lặng im một hồi, ngó đăm đăm ra phía bản làng đang yên giấc. Anh bảo, mặc dù trận lũ tháng 10, Rào Tre không ngập nặng, nhưng lại dính lũ quét. Bà con thiếu thóc ăn nên giờ vô cùng khốn khó.
Bữa ấy mưa rất lớn, nhưng bà con Rào Tre xưa nay vẫn sống trên cao nên chẳng mảy may lo lắng. Tuy nhiên, lòng viên đại úy tổ trưởng lại nóng như lửa đốt. Địa hình cao và dốc của đỉnh Ka Đay rất dễ dẫn đường cho lũ quét.
Nghĩ vậy, Thiên yêu cầu cả bản phải dời lên chỗ cao hơn. Đến lúc cùng bà con di tản, Thiên mới nhớ đến số trâu bò mà người Chứt đã phải vất vả lắm mới có được. Mặc mưa lớn và nước Ngàn Sâu đang dâng, anh lại cùng đồng đội lao về dắt trâu lên chỗ trú. Mấy bà con thấy bô đội mang trâu về cứ khóc mãi, vì mừng, vì thương bộ đội.
Nước rút, bản Rào Tre trở về mái nhà xưa. Nhưng, người già cứ ngân ngấn mãi nước mắt, vì cánh đồng vốn bé nhỏ, nay bị nước xói càng nhỏ nhoi hơn. Ruộng nương chỉ còn trơ lại đá sỏi.
Ngay cả cây cầu năm ngoái Chính phủ bắc qua sông Ngàn Sâu cho đồng bào cũng bị lũ cuốn phăng cả một đoạn dài, một lần nữa lại biến Rào Tre trở thành ốc đảo trên chót cùng tỉnh Hà Tĩnh.
Thiên khẽ thở dài. Câu chuyện của anh chuyển về một mạch khác. Sau lũ, anh bộn bề với việc dựng lại cái nhà cho người Chứt, vận động bà con đi mót lại số thóc dưới bùn phơi khô. Anh cũng vận động, nhà nào còn lương thực sẽ nấu một nồi cơm chung để mọi người cùng ăn, cùng sống qua gian khó.
Điều làm Thiên băn khoăn nhất, không phải là cái ăn cho bản làng trước mắt. Nhờ cứu trợ nhiều, nên Rào Tre hôm nay chưa đói. Điều anh lo hơn là tìm cách vực bản Chứt dậy như những ngày trước lũ.
Ngồi lặng lại trong căn phòng trực nhỏ một lúc lâu, người đàn ông đã 9 năm chia ngọt sẻ bùi cùng Rào Tre bảo, ngày mai và cả ngày kia nữa, anh sẽ lại cùng bà con xuống đồng cầy lại ruộng nương, rồi nếu cần sẽ lại xin giống về gây lại màu xanh cho người Chứt.
Chúng tôi lúc này lại chợt nhớ đến câu mà trưởng bản Hồ Kính đã nói lúc sáng: “Thầy Thiên cùng các thầy năm xưa đã đặt họ cho người Chứt [tổ công tác đặt tất cả họ của người Chứt là Hồ - PV]. Hôm nay, thầy Thiên lại cùng chia cơm cho người Chứt. Dân bản không thể quên cái ơn này.”
Chín năm rồi, bà con dân tộc Chứt cứ mãi truyền tai nhau về câu chuyện của người bộ đội gọi dân về bản mới. Còn với đại úy Thiên, những câu chuyện của bà con bản Rào Tre cũng luôn được anh ấp ủ trong lòng, để nhớ, để mãi hướng về mái nhà nơi rẻo cao ấy./.
Hùng Dũng Bách (Vietnam+)