Sau khi phân tích hóa thạch vượn người mới được tìm thấy tại Libya, các nhà khoa học phát hiện rằng "cái nôi" của con người có thể bắt nguồn từ châu Á.
Trước đó rất nhiều nhà khoa học tin tưởng rằng nguồn gốc của con người bắt nguồn từ châu Phi. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất cho rằng tổ tiên trực tiếp của con người có thể là sau khi phát triển mạnh mẽ từ một nơi nào khác (khả năng lớn nhất là từ châu Á), sau đó mới tiến tới châu Phi và thống trị đại lục châu Phi.
Theo tạp chí Tự nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện bốn chủng hóa thạch động vật linh trưởng thời kỳ đầu tại sa mạc Sahara của Libya. Những động vật linh trưởng này có thể sinh sống cách ngày nay 39 triệu năm, tuy nhiên chúng khác với những loài động vật sinh sống ở châu Phi cùng thời điểm hoặc sớm hơn.
Điều này cho thấy những động vật linh trưởng trên sau khi tiến hóa ở những nơi khác rồi sau đó mới di cư tới châu Phi, trong đó có ba chủng động vật có nguồn gốc từ những chi khác nhau của gia tộc linh trưởng. Điều đó cho thấy chúng có cùng một tổ tiên, hơn nữa trải qua một thời gian rất dài mới tiến hóa hoàn chỉnh.
Trong giai đoạn này tức là thời kỳ Eocene, có rất ít hoặc dường như không có sự tồn tại của vượn người tại châu Phi.
Do quá trình tiến hóa thành ba chủng động vật linh trưởng kể trên là một quá trình rất dài, hơn nữa tại châu Phi thiếu những ghi chép hóa thạch liên quan, vì thế các nhà khoa học cho rằng, khả năng lớn nhất là những động vật linh trưởng trên có nguồn gốc từ châu Á, sau đó mới di cư tới châu Phi.
Nhà sử học Christopher Biddle, thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên Carnegie (Mỹ) cho biết cách nay 39 triệu năm châu Phi là một hòn đảo nhỏ. Khi những vượn người xuất hiện, trên hòn đảo nhỏ này không có "người" dám tranh giành với những vượn người. Do đó những vượn người đã có được thời kỳ phát triển phồn thịnh. Sau đó có một chi trong số những vượn người đã tiến hóa thành con người ngày nay./.
Trước đó rất nhiều nhà khoa học tin tưởng rằng nguồn gốc của con người bắt nguồn từ châu Phi. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất cho rằng tổ tiên trực tiếp của con người có thể là sau khi phát triển mạnh mẽ từ một nơi nào khác (khả năng lớn nhất là từ châu Á), sau đó mới tiến tới châu Phi và thống trị đại lục châu Phi.
Theo tạp chí Tự nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện bốn chủng hóa thạch động vật linh trưởng thời kỳ đầu tại sa mạc Sahara của Libya. Những động vật linh trưởng này có thể sinh sống cách ngày nay 39 triệu năm, tuy nhiên chúng khác với những loài động vật sinh sống ở châu Phi cùng thời điểm hoặc sớm hơn.
Điều này cho thấy những động vật linh trưởng trên sau khi tiến hóa ở những nơi khác rồi sau đó mới di cư tới châu Phi, trong đó có ba chủng động vật có nguồn gốc từ những chi khác nhau của gia tộc linh trưởng. Điều đó cho thấy chúng có cùng một tổ tiên, hơn nữa trải qua một thời gian rất dài mới tiến hóa hoàn chỉnh.
Trong giai đoạn này tức là thời kỳ Eocene, có rất ít hoặc dường như không có sự tồn tại của vượn người tại châu Phi.
Do quá trình tiến hóa thành ba chủng động vật linh trưởng kể trên là một quá trình rất dài, hơn nữa tại châu Phi thiếu những ghi chép hóa thạch liên quan, vì thế các nhà khoa học cho rằng, khả năng lớn nhất là những động vật linh trưởng trên có nguồn gốc từ châu Á, sau đó mới di cư tới châu Phi.
Nhà sử học Christopher Biddle, thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên Carnegie (Mỹ) cho biết cách nay 39 triệu năm châu Phi là một hòn đảo nhỏ. Khi những vượn người xuất hiện, trên hòn đảo nhỏ này không có "người" dám tranh giành với những vượn người. Do đó những vượn người đã có được thời kỳ phát triển phồn thịnh. Sau đó có một chi trong số những vượn người đã tiến hóa thành con người ngày nay./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)