Những vụ tai nạn đường thủy gây thiệt hại lớn về người, thời gian qua trong khi mùa mưa bão sắp tới, đang là một lời cảnh báo lớn đối với việc đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến này.
Hà Nội tuy không có nhiều tuyến giao thông thủy, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, đặc biệt khi tình trạng khai thác vật liệu xây dựng trái phép, bến không phép và các phương tiện bị xử lý vẫn tiếp tục tái vi phạm đang diễn ra bức xúc mà chưa có phương án xử lý dứt điểm.
Các bến hoạt động đều hết phép
Theo ông Trần Đăng Hải, Phó Chánh Thanh tra giao thông, Sở Giao thông vận tải Hà Nội, hiện nhiều bến thủy vẫn vi phạm như thiếu phao cứu sinh, cứu đắm, bình cứu hỏa, bến không phép hoặc giấy phép đã hết hạn, phương tiện cũ, nát, người điều khiển không giấy phép...
Vào mùa mưa lũ, tình hình an toàn giao thông trên các tuyến này diễn biến rất phức tạp.
Theo thống kê đến hết năm 2010, trên địa bàn Thủ đô có hơn 200 điểm khai thác vật liệu xây dựng, chủ yếu là cát, trong đó, riêng trên sông Hồng đã có đến 158 điểm.
Trên toàn địa bàn cũng có 48 bến thủy nội địa, 26 bến đò ngang trên sông, 14 bến trên hồ với khoảng 300 phương tiện thủy đang hoạt động trên các tuyến.
“Đáng báo động là 44 bến thủy nội địa hiện nay hầu hết đều đã hết phép,” ông Thạch Như Sỹ, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải cho biết.
Theo Thượng tá Nguyễn Văn Cương, Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông Đường thủy, Công an Thành phố Hà Nội, trong quý I năm nay, lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy đã phát hiện, xử lý 802 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường thủy, trong đó có 49 lượt bến khách, 164 lượt bến vật liệu xây dựng, 63 trường hợp khai thác cát trái phép...
Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn trên tuyến giao thông này vẫn đang là một thách thức lớn.
“Trong 38 bến khách ngang sông và 1 tuyến du lịch dọc sông lực lượng Công an đang quản lý, vẫn còn những bến có vấn đề chưa được giải quyết, có thể kể đến 3 bến tại Vạn Phúc, Ninh Sở (Thường Tín) và bến khách tại Đông Anh,” Thượng tá Cương cho biết thêm.
Theo số liệu của lực lượng chức năng, trong năm 2010, lực lượng chức năng đã xử lý 115 vụ vi phạm, phạt tiền trên 150 triệu đồng, giải tỏa 36 điểm hoạt động không phép, nhưng sau đó một số điểm vẫn hoạt động trở lại.
“Nóng” nạn khai thác cát trái phép
Hiện các bến vật liệu xây dựng và tình trạng khai thác vật liệu xây dựng trái phép đang đe dọa nghiêm trọng đến an toàn đường thủy.
Theo số liệu thống kê của Cảnh sát giao thông đường thủy Hà Nội, trên toàn địa bàn Thủ đô có khoảng trên 200 điểm tập kết vật liệu xây dựng, hơn 1 nửa trong số đó là không phép.
Thượng tá Cương cho biết: “Có đến hơn 100 bến khai thác vật liệu xây dựng không giấy phép, chủ yếu là chứa cát, đá, sỏi gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân. Thậm chí, một trong những bến này tại địa bàn xã Phú Thịnh (Sơn Tây) còn gây ra sạt lở, cuốn cả nhà cửa, phương tiện của người dân xuống sông.”
“Mặc dù lực lượng chức năng đã đình chỉ 12 bến vật liệu xây dựng ở huyện này, nhưng hiện nay một số lại hoạt động trở lại,” Thượng tá Cương cho biết.
Lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy đã phối hợp với cảnh sát môi trường giải quyết xong tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Hồng, khu vực cầu Thăng Long, xử lý vi phạm 21 chiếc tàu, 25 đối tượng.
Theo nhận định của Thanh tra Giao thông Hà Nội, hiện khu vực nhức nhối nhất về khai thác cát trái phép là trên các tuyến sông Hồng, sông Đuống, làm ảnh hưởng đền dòng chảy và luồng lạch như khu vực xã Xuân Canh, Tầm Xá, Đông Hội (Đông Anh), xã Ninh Sở, Hồng Vân, Thống Nhất (Thường Tín) và một số xã khác thuộc các huyện Đan Phương, Phúc Thọ, Ba Vì, Sơn Tây.
Dù đã nhiều lần ra quân dẹp bỏ hiện tượng này, nhưng sau đó tình trạng vi phạm lại tái diễn, đặc biệt tại Phúc Thọ, Ba Vì, Sơn Tây...
Để tránh tình trạng các bến bị đình chỉ vẫn hoạt động trở lại, trong khi lực lượng chức năng không thể canh giữ ngày đêm, Thượng tá Nguyễn Văn Cương cũng kiến nghị nên gắn biển cấm dừng đỗ tại các bến này để dễ xử lý.
“Những phương tiện tái phạm phải kiên quyết xử lý theo luật định. Đối với phương tiện vi phạm lần đầu, ngoài việc xử phạt hành chính, còn tiến hành thu mọi vật dụng vi phạm trên phương tiện đó,” Thượng tá Cương đề xuất./.
Hà Nội tuy không có nhiều tuyến giao thông thủy, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, đặc biệt khi tình trạng khai thác vật liệu xây dựng trái phép, bến không phép và các phương tiện bị xử lý vẫn tiếp tục tái vi phạm đang diễn ra bức xúc mà chưa có phương án xử lý dứt điểm.
Các bến hoạt động đều hết phép
Theo ông Trần Đăng Hải, Phó Chánh Thanh tra giao thông, Sở Giao thông vận tải Hà Nội, hiện nhiều bến thủy vẫn vi phạm như thiếu phao cứu sinh, cứu đắm, bình cứu hỏa, bến không phép hoặc giấy phép đã hết hạn, phương tiện cũ, nát, người điều khiển không giấy phép...
Vào mùa mưa lũ, tình hình an toàn giao thông trên các tuyến này diễn biến rất phức tạp.
Theo thống kê đến hết năm 2010, trên địa bàn Thủ đô có hơn 200 điểm khai thác vật liệu xây dựng, chủ yếu là cát, trong đó, riêng trên sông Hồng đã có đến 158 điểm.
Trên toàn địa bàn cũng có 48 bến thủy nội địa, 26 bến đò ngang trên sông, 14 bến trên hồ với khoảng 300 phương tiện thủy đang hoạt động trên các tuyến.
“Đáng báo động là 44 bến thủy nội địa hiện nay hầu hết đều đã hết phép,” ông Thạch Như Sỹ, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải cho biết.
Theo Thượng tá Nguyễn Văn Cương, Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông Đường thủy, Công an Thành phố Hà Nội, trong quý I năm nay, lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy đã phát hiện, xử lý 802 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường thủy, trong đó có 49 lượt bến khách, 164 lượt bến vật liệu xây dựng, 63 trường hợp khai thác cát trái phép...
Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn trên tuyến giao thông này vẫn đang là một thách thức lớn.
“Trong 38 bến khách ngang sông và 1 tuyến du lịch dọc sông lực lượng Công an đang quản lý, vẫn còn những bến có vấn đề chưa được giải quyết, có thể kể đến 3 bến tại Vạn Phúc, Ninh Sở (Thường Tín) và bến khách tại Đông Anh,” Thượng tá Cương cho biết thêm.
Theo số liệu của lực lượng chức năng, trong năm 2010, lực lượng chức năng đã xử lý 115 vụ vi phạm, phạt tiền trên 150 triệu đồng, giải tỏa 36 điểm hoạt động không phép, nhưng sau đó một số điểm vẫn hoạt động trở lại.
“Nóng” nạn khai thác cát trái phép
Hiện các bến vật liệu xây dựng và tình trạng khai thác vật liệu xây dựng trái phép đang đe dọa nghiêm trọng đến an toàn đường thủy.
Theo số liệu thống kê của Cảnh sát giao thông đường thủy Hà Nội, trên toàn địa bàn Thủ đô có khoảng trên 200 điểm tập kết vật liệu xây dựng, hơn 1 nửa trong số đó là không phép.
Thượng tá Cương cho biết: “Có đến hơn 100 bến khai thác vật liệu xây dựng không giấy phép, chủ yếu là chứa cát, đá, sỏi gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân. Thậm chí, một trong những bến này tại địa bàn xã Phú Thịnh (Sơn Tây) còn gây ra sạt lở, cuốn cả nhà cửa, phương tiện của người dân xuống sông.”
“Mặc dù lực lượng chức năng đã đình chỉ 12 bến vật liệu xây dựng ở huyện này, nhưng hiện nay một số lại hoạt động trở lại,” Thượng tá Cương cho biết.
Lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy đã phối hợp với cảnh sát môi trường giải quyết xong tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Hồng, khu vực cầu Thăng Long, xử lý vi phạm 21 chiếc tàu, 25 đối tượng.
Theo nhận định của Thanh tra Giao thông Hà Nội, hiện khu vực nhức nhối nhất về khai thác cát trái phép là trên các tuyến sông Hồng, sông Đuống, làm ảnh hưởng đền dòng chảy và luồng lạch như khu vực xã Xuân Canh, Tầm Xá, Đông Hội (Đông Anh), xã Ninh Sở, Hồng Vân, Thống Nhất (Thường Tín) và một số xã khác thuộc các huyện Đan Phương, Phúc Thọ, Ba Vì, Sơn Tây.
Dù đã nhiều lần ra quân dẹp bỏ hiện tượng này, nhưng sau đó tình trạng vi phạm lại tái diễn, đặc biệt tại Phúc Thọ, Ba Vì, Sơn Tây...
Để tránh tình trạng các bến bị đình chỉ vẫn hoạt động trở lại, trong khi lực lượng chức năng không thể canh giữ ngày đêm, Thượng tá Nguyễn Văn Cương cũng kiến nghị nên gắn biển cấm dừng đỗ tại các bến này để dễ xử lý.
“Những phương tiện tái phạm phải kiên quyết xử lý theo luật định. Đối với phương tiện vi phạm lần đầu, ngoài việc xử phạt hành chính, còn tiến hành thu mọi vật dụng vi phạm trên phương tiện đó,” Thượng tá Cương đề xuất./.
Mạnh Hùng (Vietnam+)