Theo nghiên cứu của tiến sĩ Scott Roberton, Giám đốc Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam, các loài động vật hoang dã ở Việt Nam đang dần bị tuyệt chủng do buôn bán trái phép và săn bắt không bền vững.
Mười năm lại đây, Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới buôn bán trái phép động vật hoang dã trên toàn thế giới.
Từ năm 1996-2006, Việt Nam xuất khẩu khoảng 15.000 con khỉ và 150.000 con trăn. Năm 2004-2006, hơn 60.000 cá thể rùa mai cứng được tái xuất sang Trung Quốc.
Năm 2008, có 20 tấn têtê bị bắt giữ ở Việt Nam trên tuyến đường vận chuyển từ Indonesia sang Trung Quốc. Năm 2009, hơn 6 tấn ngà voi tịch thu được ở Việt Nam có nguồn gốc từ châu Phi.
Hầu hết các thương lái đều thu mua và tìm kiếm nguồn động vật hoang dã từ các cánh rừng Việt Nam và các quốc gia châu Á khác, để cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế.
Các loài bị buôn bán qua biên giới rất đa dạng bao gồm cả mẫu vật còn sống, đã chết, các bộ phận cơ thể con vật. Những nhóm loài chính bị buôn bán là bò sát, linh trưởng, thú ăn thịt, móng guốc và chim.
Cũng theo ước tính của Văn phòng Cảnh sát quốc tế, ở Việt Nam nhu cầu hàng năm về động thực vật hoang dã cho mục đích ẩm thực, dược liệu, sinh vật cảnh và xuất khẩu dao động trong khoảng từ 3.700 đến 4.500 tấn, chưa kể đến hàng chục vạn cá thể các loài chim, côn trùng, không thể tính toán thành trọng lượng được.
Hằng năm, qua kênh hợp tác với cảnh sát quốc tế, lực lượng cảnh sát Việt Nam đã phối hợp với cảnh sát nước ngoài giải quyết, xử lý nhiều thông tin về tội phạm môi trường liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, trong đó, hoạt động mua bán và vận chuyển trái phép động thực vật hoang dã quý hiếm vào Việt Nam và đi nước thứ ba, chủ yếu là người Việt Nam chuyên buôn bán ở khu vực biên giới Việt-Trung, Việt-Lào, Việt Nam-Campuchia.
Từ kết quả khảo sát nghiên cứu này, chuyên gia Hiệp hội Bảo tôn động vật hoang dã đã khuyến cáo, việc buôn bán trái phép và săn bắt không bền vững sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.
Các nhà khoa học đã tìm thấy virus SARS có trên tất cả các loài cầy, chồn, dơi, gấu trúc, rắn trong nhà hàng bán thịt động vật hoang dã ở phía Nam Trung Quốc./.
Mười năm lại đây, Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới buôn bán trái phép động vật hoang dã trên toàn thế giới.
Từ năm 1996-2006, Việt Nam xuất khẩu khoảng 15.000 con khỉ và 150.000 con trăn. Năm 2004-2006, hơn 60.000 cá thể rùa mai cứng được tái xuất sang Trung Quốc.
Năm 2008, có 20 tấn têtê bị bắt giữ ở Việt Nam trên tuyến đường vận chuyển từ Indonesia sang Trung Quốc. Năm 2009, hơn 6 tấn ngà voi tịch thu được ở Việt Nam có nguồn gốc từ châu Phi.
Hầu hết các thương lái đều thu mua và tìm kiếm nguồn động vật hoang dã từ các cánh rừng Việt Nam và các quốc gia châu Á khác, để cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế.
Các loài bị buôn bán qua biên giới rất đa dạng bao gồm cả mẫu vật còn sống, đã chết, các bộ phận cơ thể con vật. Những nhóm loài chính bị buôn bán là bò sát, linh trưởng, thú ăn thịt, móng guốc và chim.
Cũng theo ước tính của Văn phòng Cảnh sát quốc tế, ở Việt Nam nhu cầu hàng năm về động thực vật hoang dã cho mục đích ẩm thực, dược liệu, sinh vật cảnh và xuất khẩu dao động trong khoảng từ 3.700 đến 4.500 tấn, chưa kể đến hàng chục vạn cá thể các loài chim, côn trùng, không thể tính toán thành trọng lượng được.
Hằng năm, qua kênh hợp tác với cảnh sát quốc tế, lực lượng cảnh sát Việt Nam đã phối hợp với cảnh sát nước ngoài giải quyết, xử lý nhiều thông tin về tội phạm môi trường liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, trong đó, hoạt động mua bán và vận chuyển trái phép động thực vật hoang dã quý hiếm vào Việt Nam và đi nước thứ ba, chủ yếu là người Việt Nam chuyên buôn bán ở khu vực biên giới Việt-Trung, Việt-Lào, Việt Nam-Campuchia.
Từ kết quả khảo sát nghiên cứu này, chuyên gia Hiệp hội Bảo tôn động vật hoang dã đã khuyến cáo, việc buôn bán trái phép và săn bắt không bền vững sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.
Các nhà khoa học đã tìm thấy virus SARS có trên tất cả các loài cầy, chồn, dơi, gấu trúc, rắn trong nhà hàng bán thịt động vật hoang dã ở phía Nam Trung Quốc./.
Nguyễn Hồng Điệp (Vietnam+)